Tổng quan định hướng phát triển của Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nhật - 25/04/2021 17:39
Bài viết đã được in trong cuốn sách “Đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển”, Bộ môn Tôn giáo học, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh chủ biên, Nxb. Tôn giáo, 2017.
Tổng quan định hướng phát triển của Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
 
 
1. Sự ra đời Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
 
         
       
Từ năm 1976, khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay (trước là Đại học Tổng hợp Hà Nội), bắt đầu đào tạo trình độ đại học ngành Triết học định hướng chuyên ngành Khoa học về Tôn giáo. Năm 1980, Tổ bộ môn Chủ nghĩa vô thần khoa học được hình thành trong khoa Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1999, Bộ môn Khoa học về Tôn giáo được thành lập và bắt đầu đào tạo hệ cử nhân Triết học chuyên ngành Tôn giáo học. Năm 2004, Bộ môn Tôn giáo học bắt đầu đào tạo Thạc sĩ Triết học chuyên ngành Tôn giáo học, thuộc Khoa Triết học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2014 bắt đầu đào tạo ngành Thạc sĩ Tôn giáo học và vào năm 2015 đào tạo Tiến sĩ Tôn giáo học. Đến năm 2016 tuyển sinh cử nhân Tôn giáo học.

 
 
       Từ năm 1999, Bộ môn Khoa học về Tôn giáo đào tạo cử nhân ngành Triết học chuyên ngành Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội với số lượng khoảng trên 200 người mỗi năm cho nhiều đối tượng khác nhau như: Sinh viên chính quy, tại chức các tỉnh, các tu sĩ tôn giáo, cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hóa… Đến năm 2004, khi mã chuyên ngành Thạc sĩ Tôn giáo học được phê duyệt thì việc đào tạo các đối tượng được mở rộng hơn: Có nhiều chức sắc lãnh đạo cao cấp trong tôn giáo, nhiều tỉnh thành đăng ký mở các lớp hệ vừa làm vừa học cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, quản lý Tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo theo học. Bởi vậy, mỗi năm có trên 15 học viên cao học chuyên ngành Tôn giáo học và khoảng 6-8 NCS theo học.
        Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay ở Việt Nam vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo còn nhiều quan niệm chưa thống nhất. Nhiều vấn đề lý luận về tôn giáo cần được làm sáng tỏ, nhiều hoạt động thực tiễn cần được nghiên cứu, tổng kết một cách đầy đủ và toàn diện. Trong khi đó, các hệ thống lý thuyết về Tôn giáo học của các nước phát triển không thể áp dụng máy móc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, việc thành lập và phát triển Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là nhu cầu tất yếu của xã hội hiện nay trong nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực tôn giáo.
         Nắm bắt được tinh thần chung của sự phát triển đó, Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng chương trình, mở ngành đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ và các điều kiện cơ sở vật chất để phát triển ngành Tôn giáo học với đầy đủ hệ thống đào tạo ở tất cả các bậc học từ Cử nhân, Thạc sĩ, đến Tiến sĩ Tôn giáo học, đồng thời triển khai thành lập Bộ môn Tôn giáo học độc lập trực thuộc Trường để thực thi các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác có hiệu quả với các trung tâm đào tạo Tôn giáo học trong nước và trên thế giới.

 
Nguồn: http://quochoitv.vn/Videos/kinh-te-xa-hoi/2017/4/dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-ra-mat-bo-mon-ton-giao-hoc.


        Chính vì vậy, ngày 26 tháng 7 năm 2016, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký quyết định số 3252/QĐ/XHNV-TC thành lập Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là mốc son quan trọng mở ra một trang phát triển mới cho công tác đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam – đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh về đào tạo Tôn giáo học của Đại học Quốc gia nói riêng, của đất nước Việt Nam nói chung. Từ đây, Tôn giáo học ở Việt Nam được đào tạo độc lập, hệ thống, hoàn chỉnh tại một môi trường tầm cỡ, uy tín, chất lượng cao hàng đầu của đất nước. Và Bộ môn Tôn giáo học với bước ngoặt quan trọng này đã khẳng định được vị thế, tính độc lập, sự trưởng thành của mình trên con đường khoa học hướng đến tính hiện đại và hội nhập khu vực và quốc tế.

 



       Do vậy, Bộ môn Tôn giáo học đã xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, vị trí, chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng và cơ cấu tổ chức của Bộ môn cũng rất chặt chẽ, hợp lý.
 
 
2.  Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, vị trí, chức năng và nhiệm vụ
 
        * Sứ mệnh
   Đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học về Tôn giáo học và đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước về Tôn giáo, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển phồn vinh đất nước.
       * Tầm nhìn
       + Mục tiêu:
    Trở thành đơn vị có thương hiệu quốc gia mang tầm quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học về Tôn giáo cụ thể như: Phương pháp Nghiên cứu Tôn giáo học; các Tôn giáo Thế giới và Việt Nam; Tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống xã hội.
       + Định hướng phát triển:
    Giáo dục, đào tạo phải luôn được chú trọng đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mang tính đột phá tự phủ định để phát triển vì phương châm của Bộ môn là không ngừng đổi mới, phát triển để làm sao phải tạo ra được thương hiệu của riêng mình mang tầm quốc tế và linh hồn của nó phải là những chuỗi giá trị. Để làm được như vậy thì chúng tôi luôn lấy phương châm đào tạo nghiên cứu phải gắn liền lý luận và thực tiễn và luôn không ngừng sáng tạo. Tăng cường hơn nữa trong hợp tác và phát triển với các đối tác trong và ngoài nước có uy tín, đẳng cấp, chất lượng cao trong nghiên cứu cũng như đào tạo.
       + Giá trị cốt lõi:
    Tạo ra được chuỗi giá trị tinh túy nhất, có đủ năng lực tham gia chuỗi phát triển khoa học toàn cầu mang tính hội nhập quốc tế cao. Rèn luyện tư duy khoa học sắc bén, biện chứng. Kích thích, vun đắp tâm hồn nhân văn, tự ý thức trách nhiệm đối với xã hội.
       * Mục tiêu
    Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu cơ bản có tính ứng dụng cao, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo có chất lượng và uy tín hàng đầu về Tôn giáo học ở Việt Nam, dần hướng tới trình độ khu vực và quốc tế.
      * Vị trí
     Bộ môn Tôn giáo học là một đơn vị Bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
      * Chức năng, nhiệm vụ:
  - Đào tạo nguồn nhân lực Tôn giáo học ở ba trình độ:
     + Đại học ngành Tôn giáo học
     + Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
     + Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.
  - Tổ chức, triển khai các nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về các vấn đề thuộc Tôn giáo học.
  - Tổ chức, triển khai dịch vụ nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách, luật pháp phù hợp với chuyên môn Tôn giáo học.
  - Tổ chức, triển khai các khóa đào tạo chuyển đổi văn bằng, tập huấn ngắn hạn phù hợp về chuyên môn Tôn giáo học và công tác quản lý tôn giáo, tín ngưỡng.
     * Cơ cấu tổ chức của Bộ môn Tôn giáo học hiện nay gồm:
  - Chi ủy:
     + Bí thư chi bộ: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh
     + Phó Bí thư: TS. Nguyễn Hữu Thụ
  - Ban chủ nhiệm Bộ môn:
     + Chủ nhiệm Bộ môn: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh
   - Hội đồng Khoa học và Đào tạo: 9 thành viên
   - 03 Tổ chuyên môn:
     + Tổ chuyên môn Lý luận và Phương pháp Nghiên cứu Tôn giáo học.
     + Tổ chuyên môn Các Tôn giáo Thế giới và Việt Nam.
     + Tổ chuyên môn Tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống xã hội.
   - Văn phòng Bộ môn
   - Phòng tư liệu
   - Các tổ chức chính trị xã hội gồm:
    + Công đoàn bộ phận
    + Liên chi Đoàn thanh niên
    + Liên chi Hội sinh viên

     * Chương trình đào tạo:
    Bộ môn đã hoàn thành được hệ thống đào tạo gồm ba bậc học: Đại học, Thạc sĩ (Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng), và Tiến sĩ.
    Trong chương trình đào tạo thể hiện rõ tính liên ngành cao, vì vậy, sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội học thêm ngành thứ hai trong các ngành: Báo chí học, Đông Phương học, Khoa học Quản lý, Lịch sử, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế học, Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hoặc ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, sau khi học hết năm thứ nhất.
     Sự hình thành và lớn mạnh của Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng với những định hướng trong đào tạo, tuyển sinh đã cho thấy sứ mạng tiên phong của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong nắm bắt sớm và kịp thời nhu cầu thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội và nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của mỗi con người Việt Nam cụ thể.

 

 
 
3. Định hướng phát triển Bộ môn Tôn giáo học         
 
  1.    3.1. Định hướng chung
 
         Là một thành viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường thực hiện định hướng phát triển chung của nhà trường. Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên thế giới.
 
 
  1.     3.2. Các định hướng cụ thể
  2.      3.2.1. Về đào tạo
           Bộ môn Tôn giáo học thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Tôn giáo học ở cả ba trình độ sau:
       - Trình độ Đại học ngành Tôn giáo học:
       + Mã ngành đào tạo: Thí điểm
       + Hệ đào tạo: chuẩn, chính quy
       + Quy mô đào tạo: 50 – 60 sinh viên/năm
      - Trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học:
      + Mã chuyên ngành đào tạo: 62.22.90.01
      + Hệ đào tạo: chuẩn, chính quy
      + Quy mô đào tạo: 20 – 30 HVCH/năm
      - Trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học:
      + Mã chuyên ngành đào tạo: 62.22.90.01
      + Hệ đào tạo: chuẩn, chính quy
      + Quy mô đào tạo: 5 – 10 NCS/năm
      - Các lớp đào tạo ngắn hạn:
      + Các lớp bổ túc kiến thức cơ bản của ngành và chuyên ngành Tôn giáo học
      + Các lớp đào tạo ngắn hạn về nội dung chuyên môn chuyên sâu của Tôn giáo học.
      + Các lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực Tôn giáo học.

 
 
    1. 3.2.2. Về nghiên cứu
 
         Tổ chức và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng phù hợp với chiến lược phát triển của Nhà trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cơ quan Đảng – Nhà nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
          Tổ chức và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng phục vụ trực tiếp công tác đào tạo của Bộ môn Tôn giáo học.
         Trong định hướng xây dựng một đại học nghiên cứu hiện nay, các hoạt động nghiên cứu của Bộ môn bên cạnh phục vụ các mục đích nghiên cứu khoa học cơ bản hoặc ứng dụng chính sách theo yêu cầu của Nhà nước và xã hội còn được xác định rõ là phải gắn với đào tạo, dựa vào đào tạo và phục vụ đào tạo. Đội ngũ giảng viên của Bộ môn tiếp tục đảm nhiệm công việc tổ chức nghiên cứu tham gia thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, hội thảo, và đẩy mạnh công bố quốc tế.  
 
  1.          3.2.3. Về hợp tác và phát triển
 
        Bộ môn Tôn giáo học tiếp tục duy trì, phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách với các đối tác hiện có đồng thời mở rộng hơn nữa với các đối tác khu vực và quốc tế.
          Từng bước phát triển theo chiều sâu các quan hệ hợp tác giữa Bộ môn Tôn giáo học với một số đơn vị đào tạo và nghiên cứu có chuyên môn về Tôn giáo học trong và ngoài trường như: Khoa Chính trị, Khoa Nhân học, Khoa Việt Nam học, Đông Phương học, Khoa Triết học… thuộc Trường ĐHKHXH&NVHN; Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo Đương đại, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN; Học viện báo chí và tuyên truyền; Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; Khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện chính trị khu vực I, Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo, tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; Viện Nghiên cứu chính sách Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ; Học viện An ninh Nhân dân; Học viện Cảnh sát Nhân dân; Quỹ Ford, MISSIO, Trường MGU; Đại học Đông Carolina, Mỹ (East Carolina University – Religious studie); Trường Đại học Tổng hợp hữu nghị các dân tộc Nga…
 

4. Đội ngũ giảng viên, chuyên viên tại Bộ môn Tôn giáo học
 
        Hiện nay, cán bộ cơ hữu của Bộ môn gồm: 10 người (trong đó có 1 PGS, 5 TS, 3 NCS, 1 VP) cùng nhiều cán bộ kiêm nhiệm, cộng tác đang tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Bộ môn. Họ đều là những nhà khoa học có học vị Tiến sĩ trở nên, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tôn giáo, có năng lực sư phạm, đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm xã hội, có uy tín cao trong giới chuyên môn và xã hội, nhiệt tình và cam kết tham gia đào tạo với chất lượng tốt nhất để đảm bảo yêu cầu sản phẩm đầu ra phục vụ xã hội.

Tác giả: Bộ môn Tôn giáo học

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây