BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

Thứ ba - 13/12/2022 09:36

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÔN GIÁO HỌC



 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN TÔN GIÁO HỌC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

 
   
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo.
 - Tên ngành đào tạo:
            + Tiếng Việt:               Tôn giáo học
            + Tiếng Anh:               Religious Studies
- Mã số ngành đào tạo:                       Thí điểm
- Trình độ đào tạo:                  Cử nhân.
- Thời gian đào tạo:                4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:     
            + Tiếng Việt:               Cử nhân Tôn giáo học
            + Tiếng Anh:               The Degree of Bachelor in Religious Studies
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo cử nhân Tôn giáo học cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản ở trình độ đại học; các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo học, nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản về tôn giáo; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tôn giáo. Bên cạnh đó, người học, sau khi tốt nghiệp cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực tôn giáo học và đủ điều kiện để học lên các bậc cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng và những kiến thức cơ bản của các khoa học liên ngành gắn với tôn giáo học, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, tính tư tưởng, đạt trình độ hiểu biết căn bản về các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử và ở thời hiện đại.
- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp nghiên cứu cơ bản, khoa học hiện đại; chú trọng gắn lý luận với thực tiễn, áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn; giúp nâng cao trình độ tư duy; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Về thái độ:  Có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng. Có chính kiến và có khả năng thuyết phục mọi người. Nghiêm túc học tập, nghiên cứu và làm việc; có lối sống giản dị, lành mạnh. Giúp đỡ, đoàn kết, thân ái với mọi người.
            3. Thông tin tuyển sinh
            - Theo quy định ban hành của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Kế hoạch tuyển sinh: Dự kiến bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2016 – 2017. Kế hoạch tuyển sinh cụ thể được xây dựng phù hợp với kế hoạch chung của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
            - Dự kiến quy mô tuyển sinh: 60 sinh viên/năm.

 
 
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức
Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cở bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và kiến thức về bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:
1.1.1. Kiến thức chung
  • Hiểu và vận dụng được kiến thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, có giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng;
  • Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bạc 3/6 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
1.1.2 Kiến thức  theo lĩnh vực:
- Nhớ, hiểu và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung và trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo nói riêng.
- Nhớ, hiểu và vận dụng tốt các kiến thức về nhà nước và pháp luật; văn hoá, tâm lý, môi trường tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực tôn giáo.
1.1.3 Kiến thức theo khối ngành:
 - Có kiến thức cơ sở về ngành khoa học xã hội nhân văn cơ bản: tôn giáo học, đạo đức học, chính trị học, lịch sử;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học khoa học xã hội;
- Có kiến thức cơ bản về đặc thù kinh tế, dân tộc, văn hoá, tư tưởng của Việt Nam.
1.1.4 Kiến thức chung của nhóm ngành:
- Kiến thức về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, phương Tây qua một số triết gia tiêu biểu;
- Có kiến thức lý luận cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng thế giới và Việt Nam, quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử về tôn giáo, các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng mới ở Việt Nam những năm gần đây;
- Có phương pháp biện chứng trong việc nhìn nhận tôn giáo: thấy được mối quan hệ giữa tôn giáo với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội;
- Hiểu được những vấn đề của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó có ý tưởng về việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước;
- Nắm được nội dung một số trào lưu triết học tôn giáo tiêu biểu, một số quan điểm ngoài Mác xít về tôn giáo.
1.1.5 Kiến thức ngành
- Nắm được phương pháp luận Mác xít và của các khoa học khác (nhân học, xã hội học, tâm lý học…) trong nghiên cứu tôn giáo;
- Nắm vững quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam nói chung, pháp luật của nhà nước nói riêng về Tôn giáo.  Nắm vững chính sách và công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo;
- Có kiến thức tổng quan về đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Có kiến thức chuyên sâu về các tôn giáo cụ thể: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo, Tin lành giáo và Hồi giáo ở Việt Nam, các tín ngưỡng, lễ hội bản địa của Việt Nam (Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu…);
- Nắm được những giá trị cơ bản của các tôn giáo (chủ yếu về phương diện đạo đức) và thấy được những ảnh hưởng rõ nét của chúng tới đạo đức con người và xã hội Việt Nam hiện nay;
- Có kiến thức cơ bản trên bình diện lý luận về lịch sử các tổ chức tôn giáo, kinh sách, giáo lý của các tôn giáo chủ yếu Thế giới và Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về những góc nhìn tôn giáo khác nhau, những khía cạnh khác nhau: xã hội học tôn giáo, nhân học tôn giáo, tâm lý học tôn giáo;
- Hiểu và phân tích cơ bản được những vấn đề tôn giáo đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay, trong mối quan hệ của tôn giáo với các lĩnh vực khác của đời sống;
- Có kiến thức tôn giáo học so sánh để nghiên cứu và thực hiện các nghiệp vụ công tác tôn giáo, cũng như soi tỏ những vấn đề xã hội trong và ngoài nước hiện nay có liên quan đến các tôn giáo;
- Có khả năng vận dụng những tri thức cơ bản vào giải quyết các công việc nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến Tôn giáo và đời sống xã hội. Góp phần giúp các cấp chính quyền làm công tác quản lý tôn giáo, tuyên huấn, tuyên giáo, hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách, đề xuất những giải pháp đối với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trước hết là liên quan đến tôn giáo và văn hóa tư tưởng.
- Có kiến thức chuyên sâu ban đầu về một hướng chuyên ngành tôn giáo cụ thể, định hình được hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn về sau.
- Trên cơ sở tổng hợp các kiến thức trong quá trình học tập, nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức vào thực tiễn công việc; thu thập và xử lý thông tin từ thực tiễn; biết vận dụng lý luận để phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thực tiễn nghề nghiệp được thực hành trong quá trình thực tập và tốt nghiệp.
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
           - Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
            2. Về kỹ năng
2.1 Kỹ năng chuyên môn:
2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp:
- Có kỹ năng giảng dạy, thuyết trình các vấn đề tôn giáo và liên quan đến tôn giáo;
- Phát hiện và đặt ra các vấn đề mang tính khoa học tôn giáo về thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa để nghiên cứu;
- Nhận diện được các nội dung cơ bản của vấn đề cần nghiên cứu;
- Xác định được cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu cần vận dụng;
- Biết xây dựng đề cương chi tiết để hiện thực hiện kế hoạch nghiên cứu;
- Biết cách lựa chọn và xử lý, làm việc với các tài liệu nghiên cứu, từ sự tổng quan tài liệu xây dựng được quan điểm khoa học tôn giáo định hướng nghiên cứu;
- Biết phân tích dữ liệu và kiểm tra các giả thuyết, trả lời các câu hỏi nghiên cứu, từ đó có thể lập luận và giải thích hợp lý các vấn đề mới nảy sinh trong nghiên cứu;
- Từ những kết quả nghiên cứu lý thuyết, so sánh giữa lý luận và thực tiễn c thể nêu các giải pháp, khuyến nghị để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn;
- Có khả năng tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đề án phát triển kinh tế - xã hội với tư cách là người tư vấn, góp ý;
- Tuỳ vị trí công tác có thể tham gia xây dựng và phản biện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học – công nghệ ở các cấp địa phương và trung ương.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề:
- Phát hiện và hình thành vấn đề về tôn giáo;
- Phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề về tôn giáo, quản lý tôn giáo, nghiệp vụ công tác tôn giáo;
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị với các cấp chính quyền, cơ quan về vấn đề tôn giáo và quản lý tôn giáo.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:
- Có khả năng tìm kiếm và cập nhật kiến thức về tình hình đời sống tôn giáo hiện nay, các vấn đề về quản lý và nghiệp vụ tôn giáo;
- Có khả năng tổng hợp tài liệu về vấn đề nghiên cứu tôn giáo, nghiệp vị tôn gióa, quản lý tôn giáo;
- Có khả năng nghiên cứu về tôn giáo, nghiệp vụ tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn vào công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống:
- Biết tư duy theo hệ thống/logic về các vấn đề của công tác tôn giáo, quản lý tôn giáo;
- Biết phát hiện vấn đề và mối quan hệ giữa các vấn đề trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Biết xác định vấn đề ưu tiên trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Biết phân tích, lựa chọn vấn đề và tìm ra phương án giải quyết cân bằng giữa các vấn đề trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Có khả năng tư duy đa chiều khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo.
2.15. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân Tôn giáo học;
- Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển;
- Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước…);
- Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn:
- Biết hình thành ý tưởng về công việc của công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức vào thực tiễn công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp;
- Làm chủ được các trang thiết bị phục vụ công việc.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Có khả năng dự đoán xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa;
- Biết thiết lập mục tiêu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, nghiệp vụ và quản lý tôn giáo phù hợp với xu thế phát triển;
- Biết xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đề ra trong công tác;
- Biết tổ chức thực hiện các kế hoạch.
2.2. Kỹ năng bổ trợ:
2.2.1. Các kỹ năng cá nhân
- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý;
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;
- Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời;
- Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
2.2.2 Làm việc theo nhóm:
- Biết hình thành nhóm làm việc hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ;
- Biết điều hành hoạt động của nhóm nhằm đạt mục tiêu;
- Biết phát triển nhóm làm việc;
- Biết lãnh đạo nhóm;
- Biết làm việc với các nhóm khác nhau.
2.2.3. Quản lý và lãnh đạo:
- Trung thực, tin cậy và trách nhiệm khi thực hiện các công việc đảm nhiệm;
- Có hành vi chuyên nghiệp trong công tác tôn giáo;
- Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc;
- Biết chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ cả nghiên cứu và giảng dạy;
- Có khả năng đàm phán, thuyết phục đối với tập thể và cá nhân.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp:
- Biết xây dựng chiến lược giao tiếp về tôn giáo;
- Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng trong các tình huống giao tiếp cụ thể;
- Biết thực hiện giao tiếp thành thạo bằng văn bản;
- Biết thực hiện thành thạo các giao tiếp qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;
- Có kỹ năng thuyết trình về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.
2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ:
- Chuẩn bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Biết cách sử dụng và khai thác các tài liệu tiếng nước ngoài liên quan đến vấn đề tôn giáo trong nghiên cứu và giảng dạy;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn
2.2.6 Các kỹ năng bổ trợ khác
    • Tin học và công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng (WORD, EXCEL, POWER POINT, SPSS…) và các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Audobe Audition, Audobe Premiers, Cool Edit,...
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân:
- Nghiêm túc, thật thà
- Chăm chỉ, nhiệt tình.
- Tự chủ, kiên trì.
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro.
- Có lối sống lành mạnh
- Có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, mong muốn vươn lên trong cuộc sống.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
- Có trách nhiệm trong công việc.
- Có hành vi chuyên nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ.
- Có tính chủ động trong công việc.
- Độc lập và sáng tạo.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội:
- Có trách nhiệm với cộng đồng.
- Biết tuân thủ pháp luật
- Biết bảo vệ chân lí, ủng hộ đổi mới tiến bộ.
4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
            - Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Tôn giáo học trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về tôn giáo, làm công tác quản lý tôn giáo, làm việc trong các cơ quan hành chính của Nhà nước như Ban dân vận, Sở Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc ... và các trường của các đoàn thể chính trị xã hội khác.
            - Công tác trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về tôn giáo bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học.
- Nghiên cứu viên về tôn giáo tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học; các cơ quan lý luận chính trị như: Trường Chính trị các tỉnh, Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học An ninh Nhân dân.
- Có cơ hội học lên ở các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các trung tâm/ viện/ cơ sở nghiên cứu về tôn giáo như: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Văn hóa, Trung tâm Văn hóa và Tín ngưỡng – Học viện CT – HC Quốc gia HCM, ...

 
 
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:  139 tín chỉ, trong đó:
             * Khối kiến thức chung  trong ĐHQGHN:                           27 tín chỉ
            (Không tính các học phần GDTC và GDQP-AN, kỹ năng bổ trợ)    
             * Khối kiến thức chung theo lĩnh vực:                              26 tín chỉ
            + Bắt buộc                                          20  tín chỉ        
                        + Tự chọn                                         06/10  tín chỉ
             * Kiến thức theo khối ngành:                                                18 tín chỉ
                        + Bắt buộc                                          12 tín chỉ
                        + Tự chọn                                           06/18 tín chỉ
* Khối kiến thức theo nhóm ngành:                                      18 tín chỉ
                        + Bắt buộc                                          14 tín cỉ
                        + Tự chọn                                           04/10 tín chỉ
             * Khối kiến thức ngành:                                                                    50 tín chỉ
                        + Bắt buộc cho tất cả các chuyên ngành   25  tín chỉ
                        + Tự chọn hướng chuyên ngành 12 tín chỉ, trong đó bắt buộc theo chuyên ngành 8 tín chỉ, tự chọn 4/10 tín chỉ                                            
                        +  Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 13 tín chỉ
 
 
 
STT số Các học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Học phần tiên quyết
  Lý thuyết Thực hành Tự học  
I   Khối kiến thức chung
(chưa tính GDQP, GDTC, kỹ năng bổ trợ,)
27  
1 PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1
(Principles of Marxist and Lennist 1)

 
2 24 6    
2 PHI1005 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2
(Principles of Marxist and Lennist 2)

 
3 36 9   PHI1004
3 POL1001 Tư  tưởng Hồ Chí Minh
(Ho Chi Minh’s Ideology)
                                  [I1] 
2 20 10   PHI1005
4 HIS1002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
(Revolution Lines of Vietnam Communist Party)
3 42 3   POL1001
5 INT1004 Tin học cơ sở 2
(Introduction to Informatics 2)

 
3 17 28    
6
 
  Ngoại ngữ cơ sở 1
(Foreign Language 1)
4 16 40 4  
FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1
(General English 1)
   
FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1
(General  Russian 1)
 
FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1
(General  French 1)
 
FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1
(General  Chinese 1)
 
FLF2501 Tiếng Đức cơ sở 1
(General German 1)
 
7   Ngoại ngữ cơ sở 2
(Foreign Language 2)
5 20 50 5  
FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2
(General  English 2)
  FLF2101
FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2
(General  Russian 2)
FLF2201
FLF2302 Tiếng Pháp cơ sở 2
(General  French 2)
FLF2301
FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2
(General  Chinese 2)
FLF2401
FLF 2502 Tiếng Đức cơ sở 2
(General  German 2)
FLF2501
8   Ngoại ngữ cơ sở 3
(Foreign Language 3)
5 20 50 5  
FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3
(General  English 3)
  FLF2102
FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3
(General  Russian 3)
FLF2202
FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3
(General  French 3)
FLF2302
FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3
(General  Chinese 3)
FLF2402
FLF2503 Tiếng Đức cơ sở 3
(General German 3)
FLF2502
9   Giáo dục thể chất
(Physical Education)
4        
10   Giáo dục quốc phòng – an ninh
(Military Education)
8        
11   Kỹ năng bổ trợ
(Supplementary Skills)
3        
II   Khối kiến thức theo lĩnh vực 26  
II.1   Các học phần bắt buộc 20  
12 MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học
(Research and graduate study methodology)
3 39 6    
13 HIS1056 Cơ sở văn hoá Việt Nam
(Vietnamese Culture)
3 39 6    
14 HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới
(History of Civilization)
3 39 6    
15 PHI1054 Logic học đại cương
(Introduction to Logics)
3 39 6    
16 THL1057 Nhà nước và pháp luật đại cương
(Introduction to State and law)
2 26 4   PHI1004
17 PSY1051 Tâm lý học đại cương
(Introduction to Psychology)
3 39 6    
18 SOC1051 Xã hội học đại cương
(Introduction to Sociology)
3 39 6    
    Các học phần tự chọn 6/10  
19 INE1014 Kinh tế học đại cương
(Introduction to Economics)
2 26 4    
20 EVS1001 Môi trường và phát triển
(Environment and Development)
2 26 4    
21 MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội
(Statistics of Social Sciences)
2 24 6    
22 LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt
(Vietnamese writing Practice)
2 10 10 10  
23 LIB1050 Nhập môn Năng lực thông tin
(Introductory to information Capacity)
2 24 6    
III   Kiến thức theo khối ngành 18  
III.1   Các học phần bắt buộc 12  
24 ANT1101 Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
(The ethnic and nationality policies in Vietnam)
3 39 6    
25 POL1052 Chính trị học đại cương
(Introduction to Political Sciences) 
3 39 6    
26 ITS1101 Thể chế chính trị thế giới
(Political institutions in the world)
3 39 6    
27 PHI1101 Tôn giáo học đại cương
(Introduction to Religion)
3 39 6   PHI1004
III.2   Các học phần tự chọn 6/18  
28 JOU1051 Báo chí truyền thông đại cương
(Introduction to Journalism and Communications)
3 39 6    
29 MNS1103 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
(The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam)
3 39 6    
30 ANT1100 Nhân học đại cương
(Introduction to Anthropology)
3 39 6    
31 PHI1102 Lịch sử triết học đại cương
(Introduction to philosophy History)
3 39 6    
32 HIS1100 Lịch sử Việt Nam đại cương
(Introduction to Vietnam History)
3 39 6    
33 PHI1105 Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
(Method of manufacturing in Asia and villages in Vietnam)
3 39 6   PHI1004
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 18  
IV.1   Các học phần bắt buộc 14        
34 PHI1160 Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam
(The phenomenon of new religions in the world and Vietnam)
3 39 6   PHI1101
35 PHI3055 Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX về tôn giáo
(Vietnam thinkers of Views  for religion from the 10th century to the first half of the 20th century)
2 26 4    
36 PHI1161 Lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng
(The general theory for religion and belief)
3 39 6   PHI 1101
37 PHI2016 Triết học tôn giáo
(Philosophy of Religion)
2 26 4    
38 PHI1162 Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo (Marxist view of religion, methodological study of religion) 4 52 8    
IV.2   Các học phần tự chọn 4/10  
39 PHI3081 Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam
(The issue of religion in the process of building socialism in Vietnam)
2 26 4   PHI 1161
40 PHI1163  Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay
(Religion in the context of globalization and the current social problems)
4 52 8    
41 PHI3052 Quan niệm ngoài mác xít về tôn giáo
(Non-Marxist view of religion)
2 26 4    
42 PHI1164 Công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam
(Social work of Religion in Vietnam)
2 26 4   SOC 1051
V   Khối kiến thức ngành
 
50        
V.1   Các học phần bắt buộc  chung cho các hướng chuyên ngành 25  
43 PHI3097 Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam
(Buddhism and Confucianism in Vietnam)
4 52 8    
44 PHI3098 Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
(Catholics in Vietnam: History and Present)
3 39 6    
45 PHI3099 Đạo Tin lành ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
(Protestantism in Vietnam: History and Present)
3 39 6    
46 PHI3100 Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
(Islam in Vietnam: History and Present)
3 39 6    
47 PHI3096 Lịch sử các tổ chức tôn giáo
(The history of religious organizations)
2 26 4    
48 PHI3101 Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo
(Introduction to scriptures book of Religions)
3 39 6    
49 PHI3095 Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam
(Religion, beliefs and festival in Vietnam)
3 39 6   PHI 1161
50 PHI3102 Lịch sử nghệ thuật tôn giáo
(The history of religious art)
2 26 4    
51 PHI3103 Tôn giáo học so sánh
(Comparative Religion)
2 26 4   PHI 1161
V.2   Các học phần hướng chuyên ngành
(Sinh viên chọn 1 trong 3 hướng chuyên ngành dưới đây)
12  
V.2.1   Hướng chuyên ngành Văn hóa tôn giáo 12  
V.2.1.1   Các học phần bắt buộc 8        
52 PHI3104 Văn học nghệ thuât và Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo 
(Literature, Art and Culture for Spiritual Tourism of Religion)
4 52 8    
53 PHI3105 Biểu tượng tôn giáo – Cơ sở của văn hóa
(Religious Symbol – Establishment of Culture)
2 26 4    
54 PHI3106 Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo
(Music Art of Religion)
2 26 4    
V.2.1.2   Các học phần  tự chọn 4/10  
55 PHI3107 Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của Mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc
(Concept of the truth and the beauty  through symbols of Fine arts and Buddhist literature of the Vietnamses ethnic)
2 26 4    
56 PHI3108 Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay
(Religieuos  ethics with social ethics in Vietnam today)
2 26 4    
57 SIN3057 Hán Nôm và thư pháp trong tôn giáo
(Sino and calligraphy in religion)
2 26 4    
58 PHI3109 Phê bình học tôn giáo
(Criticism of religion)
2 26 4    
59 PHI3128 Văn hóa tín ngưỡng vùng Tây Nam bộ
(Belief  Culture in The Southwest)
2 26 4    
V.2.2   Hướng chuyên ngành Quản lý và công tác tôn giáo 12  
V.2.2.1   Các học phần bắt buộc 8  
60 PHI3129 Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo
(Religion and Religious Work Operation)
4 52 8    
61 PHI3130 Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và giáo hội học tôn giáo
(State Administration for Belief, Religion and Religious Ecclesiology)

 
4 52 8    
V.2.2.2   Các học phần tự chọn 4/10  
62 PHI3131 Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo
(Psychology, Anthropology and Sociology for Religion)
4 52 8    
63 PHI3132 Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp
(State - Religion - Laws)
2 26 4    
64 PHI3133 Báo chí và truyền thông của tôn giáo
(Journalism and Communication of religion)
2 26 4    
65 PHI3134 Công tác từ thiện xã hội và giáo dục đào tạo trong tôn giáo
(Social Charity Work and Education in Religion)
2 26 4    
V.2.3   Hướng chuyên ngành Tôn giáo và tín ngưỡng bản địa 12  
V.2.3.1   Các học phần bắt buộc 8  
66 PHI3135 Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa 54 dân tộc Việt Nam và lễ tục vòng đời
(Indigenous Belief and Religion of 54 Vietnamese Nations and Lifecycle Rites)
4 52 8    
67 PHI3136 Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa một số quốc gia trên thế giới và Đông Nam Á
(Indigenous Belief and Religion in the World and the Southeast Asia)
4 52 8    
V.2.3.2   Các học phần tự chọn 4/10        
68 PHI3137 Thần học tôn giáo
(Theology of religions)
2 26 4    
69 PHI3138 Lịch sử các học thuyết tôn giáo
(The history of religious doctrine)
2 26 4    
70 PHI3139 Địa lý và sinh thái học tôn giáo
(Geography and Ecology of religion)
2 26 4    
71 PHI3140 Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam
(Taoism and Taoism in Vietnam)
2 26 4    
72 PHI3141 Phật giáo Nam tông khmer: Lịch sử và hiện tại
(Khmer Theravada Buddhism: History and Present)
2 26 4    
V.3   Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 13  
73 PHI4060 Thực tập
(Internship)
4 10 50    
74 PHI4061 Thực tập tốt nghiệp
(Graduation Internship)
4 10 50    
75 PHI4062 Khoá luận tốt nghiệp
(Thesis)
5        
    Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp 5
76 PHI4063  Tôn giáo, Tín ngưỡng: những vấn đề lý luận và thực tiễn
(Religion, Belief: the theoretical issues and practical)
3 39 6    
77 PHI4064 Tôn giáo, tín ngưỡng: Lịch sử và hiện tại
(Religion, Beliefs: History and Present)
2 26 4    
    Tổng cộng 139        
                   

Ghi chú: Các học phần ngoại ngữ (từ số 6 đến số 8) lác các học phần điều kiện, kết quả đánh giá không tính vào điểm trung bình trung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình trung tích lũy, nhưng là điều kiện để xét tốt nghiệp.
 
 
 
PHẦN IV: TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN
 
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần I)
Số tín chỉ: 2TC
Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:
Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội.   
2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần II)
Số tín chỉ: 3TC
Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:
Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội.   
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:
- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.
- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học:
- Hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam;
- Những kiến thức cơ bản và có hệ thống về đường lối cách mạng của Đảng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết… của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.


5. Tin học cơ sở
Số tín chỉ: 4TC
Học phần Tin học cơ sở gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin cần thiết nhất cho sinh viên. Nội dung chủ yếu là thực hành và các kĩ năng làm việc với máy tính và sử dụng phần mềm. Cụ thể là các khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và máy tính điện tử, sử dụng máy tính cá nhân, sử dụng bộ phần mềm văn phòng trong công tác hàng ngày như soạn thảo văn bản, soạn thảo bài trình diễn, sử dụng bảng tính, sử dụng Internet.
6. Ngoại ngữ A1       
Số tín chỉ: 5TC
Ngoại ngữ A1 là học phần đầu tiên trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các khoa của trường ĐH KHXH&NV. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống quen thuộc hàng ngày như tự giới thiệu, giới thiệu, gặp gỡ, làm quen, hỏi/chỉ đường, miêu tả.v.v. và góp phần chuẩn bị một số kiến thức và năng lực ngôn ngữ cho sinh viên học tiếp ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên sẽ được học ngữ pháp kết hợp với luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và phát âm. Sau khóa học, sinh viên sẽ có khả năng nhớ được khoảng 1000 từ vựng và có thể áp dụng khoảng 700 từ vựng và một số thì đơn giản (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản, v.v.) vào giao tiếp.
7. Ngoại ngữ A2                   
Số tín chỉ: 5TC
Ngoại ngữ A2 là học phần thứ hai trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các khoa của trường ĐH KHXH&NV. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống quen thuộc hàng ngày góp phần chuẩn bị một số kiến thức và năng lực ngôn ngữ cho sinh viên học tiếp ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên sẽ được học ngữ pháp và từ vựng kết hợp với luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau khóa học, sinh viên sẽ có thể sử dụng được các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ tiếp diễn, tương lai vào giao tiếp. Sinh viên có thể sử dụng được các từ vựng với các chủ đề thông thường như : nghề nghiệp, cảm xúc, tiền tệ, đồ gia dụng, thức ăn đồ uống… Từng dạng bài tập của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sẽ được rèn luyện với các mức độ khác nhau.
8. Ngoại ngữ B1        
Số tín chỉ: 5TC
Ngoại ngữ B1 cung cấp thêm những kiến thức về từ vựng cũng như về ngữ pháp để sinh viên có thể  giao tiếp trong một số tình huống cụ thể và chuyên sâu hơn, giúp sinh viên nắm được kiến thức về thì động từ (hiện tại hoàn thành đơn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành…) và các loại câu như : chủ động, bị động, câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu điều kiện loại một và hai,.. . cũng như phân tích các thành phần câu.
9. Giáo dục thể chất
Số tín chỉ : 4TC
Là học phần thực hành nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên, rèn luyện sức khỏe phục vụ cho công việc học tập. Bên cạnh đó học phần còn giúp người học rèn luyện các đức tính cần thiết như : kiên trì, dẻo dai, bền bỉ, xử lý tình huống, làm việc theo nhóm, hợp tác với người khác... thông qua việc học các học phần như : điền kinh, bóng rổ, Erobic, khiêu vũ thể thao...
10. Giáo dục quốc phòng – an ninh
Số tín chỉ : 8TC
Là học phần bắt buộc nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giáo dục quốc phòng – an ninh, giúp người học có bản lĩnh chính trị vững vàng, có những hiểu biết căn bản, những kỹ năng cơ bản về giáo dục quốc phòng thông qua việc học lý thuyết và thực hành, sẵn sàng tham gia vào quốc phòng – an ninh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
11. Kỹ năng bổ trợ
Số tín chỉ : 8TC
Học phần nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng bổ trợ như : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình vấn đề, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu, kỹ năng giao tiếp... các kỹ năng này sẽ góp phần giúp sinh viên học tập, nghiên cứu một cách có hiệu quả.
12. Các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học, hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng luận điểm khoa học, vai trò của luận điểm khoa học trong nghiên cứu khoa học, trình tự xây dựng luận điểm khoa học, giả thuyết khoa học, chứng minh luận điểm khoa học, các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học (như nghiên cứu tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm, ph­ương pháp trắc nghiệm, hội nghị khoa học, xử lý thông tin khoa học, phân tích kết quả nghiên cứu...), trình bày luận điểm khoa học, luận văn khoa học. Hình thành kỹ năng thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng luận điểm khoa học, chứng minh luận điểm khoa học và trình bày luận điểm khoa học, viết tài liệu khoa học, thuyết trình khoa học. Hình thành đạo đức khoa học trong sinh viên
13. Cơ sở văn hóa Việt Nam.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về văn hóa như: văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Học phần cũng cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, từ đó giúp người học có thể lý giải về các khía cạnh của văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ giữa con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam với văn hoá; những đặc trưng chung của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá ở Việt Nam và những nét nổi bật của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.
Học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng giới thiệu cho người học những thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam như ngôn ngữ, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo), tín ngưỡng (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu), lễ hội…; diễn trình của lịch sử văn hoá Việt Nam từ thời tiền sơ sử cho đến nay hay những đặc trưng của các vùng văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó bước đầu định hướng nhận thức về sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới. 
14. Lịch sử văn minh thế giới.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học sự hình thành và phát triển của văn minh nhân loại thông qua việc trình bày các nền văn minh tiêu biểu như (1) văn minh Ai Cập; (2) văn minh Lưỡng Hà ; (3) văn minh Trung Hoa ; (4) văn minh Ấn Độ ; (5) văn minh A rập; (6) văn minh Đông Nam Á; (7)  văn minh Hy Lạp - La Mã; (8) văn minh Tây Âu trung đại; (9) văn minh công nghiệp; (10) văn minh thế kỷ XX...
Trong mỗi nền văn minh sẽ giới thiệu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội-văn hóa tới sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.
Trình bày khái quát những nét chủ yếu của tiến trình văn minh và những đóng góp tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học –kỹ thuật, tôn giáo...
15. Logic học đại cương.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học các hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và có hệ thống về các hình thức tồn tại của tư duy như: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và các quy luật lô gích hình thức cơ bản của tư duy như : Luật đồng nhất; Luật cấm mâu thuẫn; Luật bài trung; Luật lý do đầy đủ. Từ đó sinh viên hình dung được một cách cụ thể vai trò và tác động của tư duy lô gích trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Giúp người học có khả năng tìm kiếm, nhận dạng và khắc phục những lỗi lô gích của tư duy trong quá trình phản ánh, đồng thời xây dựng được phương pháp tư duy chính xác chặt chẽ, khoa học cho mình. Học phần không chỉ trang bị cho sinh viên những phương pháp tư duy đúng đắn để có thể phán ánh chân thực đối tượng ở trạng thái đứng im tương đối của đối tượng (mặt hình thức của nó) mà còn cung cấp những  cơ sở và nền tảng cho một phương pháp tư duy đúng đắn nói chung, giúp người học có thể vận dụng nó trong việc lĩnh hội các khoa học khác và dùng nó trong hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là học phần đã đang và nên là học phần phổ cập và bắt buộc đối với sinh viên ở giai đoạn đại cương trong tất cả các trường đại học.
16. Nhà nước và pháp luật đại cương.
Số tín chỉ: 2TC        
Học phần cung cấp cho người học những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất, mang tính toàn diện và hệ thống các tri thức về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu bản chất, vai trò xã hội, quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển  của hai hiện tượng xã hội này. Ngoài ra nhà nước và pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây cũng là học phần nghiên cứu một cách toàn diện và  có hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc và các quy luật về nhà nước  và pháp luật.
17. Tâm lý học đại cương.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản của tâm lý học như: tâm lý, tâm lý học, hoạt động, giao tiếp, nhân cách; các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học như: quan sát, điều tra, trắc nghiệm, thực nghiệm, phỏng vấn..; quá trình hình thành và phát triển tâm lý người; các đặc điểm, qui luật và cơ chế tâm lý của các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý con người; phân tích và chứng minh vai trò của các yếu tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách; dự báo các xu hướng, tiềm năng và tiền đồ phát triển của khoa học tâm lý trong thể kỉ XXI.
18. Xã hội học đại cương.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao gốm: đối tượng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học, các khái niệm, phạm trù và nguyên lý cơ bản xã hội học, các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, một số lý thuyết và phương pháp xã hội học. Trên cơ sở của các khái niệm cơ bản, sinh viên có thể hiểu được mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội. Các mối quan hệ xã hội thể hiện ở các cấp độ xã hội khác nhau và phản ánh những đặc trưng xã hội  về các mặt hoạt động cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế ,chính trị văn hóa và xã hội. Xã hội như một tổng thể có cấu trúc xác định và có thể phân tích theo các tiếp cận cấu trúc, chức năng hay hành động xã hội. Sau khi học xong môn xã hội học đại cương, sinh viên có thể  hiểu được một cách khái quát về vị trí vai trò của các cá nhân, các nhóm xã hội, các thiết chế, các tổ chức xã hội, các tầng lớp và các giai cấp xã hội trong một xã hội tổng thể. Trên cơ sở những tri thức đó, giáo dục cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp xã hội học trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
19. Kinh tế học đại cương.
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế học hiện đại (Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô). Học phần bắt đầu bằng việc giới thiệu những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế và những phương pháp của khoa học kinh tế. Tiếp đó là phần phân tích cơ bản về một trong những nội dung quan trọng nhất của kinh tế thị trường – cầu, cung, giá cả cân bằng và thực chất của sự điều tiết của cơ chế thị trường cũng như việc Chính phủ tác động vào các thị trường. Trên quan điểm phân tích chi phí và lợi ích, học phần đi sâu giải thích hành vi của doanh nghiệp trên các thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 
Học phần dành một phần quan trọng để luận giải các vấn đề của toàn bộ hệ thống kinh tế. Đó là các vấn đề tổng cầu, tổng cung, sản lượng quốc gia, thất nghiệp và lạm phát. Trên nền tảng này, học phần tập trung luận giải việc sử dụng các công cụ chính sách của Chính phủ (chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương) nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế.    
20. Môi trường và phát triển .
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học hệ thống các khái niệm về tài nguyên, môi trường và phát triển. Đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của các vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội.
Tiếp theo, học phần giới thiệu các công cụ luật pháp, kinh tế, khoa học công nghệ để bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động của chiến lược và các hoạt động phát triển tới môi trường.
Học phần dành một phần ba thời lượng học tập để sinh viên nghiên cứu và thảo luận về mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường và phát triển với lĩnh vực chuyên ngành học tập của sinh viên.
21. Thống kê cho khoa học xã hội.
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, đơn giản của Thống kê ứng dụng để xử lý đại lượng quan trọng, rất hay được dùng trong thực tế; tỷ lệ và trung bình. Đó là bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, kiểm tra
Học phần trang bị cho sinh viên một số kết quả cơ bản, đơn giản của Thống kê ứng dụng để xử lý hai đại lượng quan trọng, rất hay được dùng trong thực tế: tỷ lệ và trung bình. Đó là bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, kiểm tra tính độc lập giữa hai đại lượng; tương quan và hồi quy giữa hai biến.
22. Thực hành văn bản tiếng Việt.
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học khái quát văn bản khoa học: tìm chủ đề, phân tích kết cấu tổng thể của văn bản thành các phần mở đầu, nội dung, kết luận và nhận biết cơ sở để chia tách các phần đó. Phân tích tính hợp lí/ lôgíc của đề cương văn bản. Phân tích lối lập luận của văn bản. Phân tích những biểu hiện của mạch lạc văn bản (giữa các phần lớn và giữa các đoạn nhỏ hơn trong một phần lớn như phần nội dung văn bản).
Phân tích các bộ phận của văn bản: cấu tạo đoạn văn, phép suy lí, kết tử lập luận, tác tử lập luận, phân tích trật tự tuyến tính của các cú/mệnh đề hữu quan qua phép cải biến và nhận xét tính hơn trội của trật tự nào đó trong ngữ cảnh. Phát hiện các phương tiện liên kết giữa các câu và các đoạn văn. Phát hiện, phân tích và sửa lỗi ở phạm vi văn bản (lỗi phân đoạn, lỗi liên kết…) và ở phạm vi câu (câu sai về cấu tạo ngữ pháp, về ngữ nghĩa, về cách dùng hư từ, về trật tự từ…)
Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản.
Luyện tập kĩ năng tạo lập văn bản: lập dàn ý/đề cương dựa trên chủ đề cho sẵn, viết một đoạn nào đó để triển khai chủ đề bộ phận, viết văn bản theo dàn ý/đề cương, cách viết trình bày lịch sử vấn đề đang được nghiên cứu, cách thức lập thư mục tài liệu tham khảo.
23. Nhập môn Năng lực thông tin
Số tín chỉ: 2
Học phần Nhập môn năng lực thông tin cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về cách thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập. Học phần này đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, giúp sinh viên có kỹ năng trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin một cách có hiệu quả.
24. Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Học phần Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam gồm 2 nội dung chính: Các dân tộc ở Việt Nam (54 dân tộc) và Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Học phần sẽ cung cấp cho người học các kiến thức từ nguồn gốc lịch sử, tên gọi, địa bàn cư trú, các sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc Việt Nam (kể cả dân tộc đa số - người Việt và 53 thành phần dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Học phần cũng cung cấp những kiến thức về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Những chính sách đó đã trải nghiệm qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc ở nước ta. Thành công lớn nhất của chính sách dân tộc ở Việt Nam là luôn tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
25. Chính trị học đại cương
Số tín chỉ: 3
Môn Chính trị học đại cương nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Học phần cung cấp cho sinh viên những khái niêm, phạm trù cơ bản của chính trị học như: chính trị, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, hoạt động chính trị, chủ thể hoạt động chính trị, quyết định chính trị, văn hóa chính trị, v.v.. Từ đó sinh viên có khả năng nhận thức, phân tích chính trị và có thái độ chính trị đúng đắn.
Học phần trang bị cho sinh viên hiểu biết về thực tiễn, xu hướng cơ bản của đời sống chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay.


26. Thể chế chính trị thế giới
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan đến chính trị, thể chế chính trị, nguồn gốc, chức năng của nhà nước. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ được giới thiệu về cách phân loại các loại hình thể chế chính trị chủ yếu từ góc độ so sánh trên ba phương diện là tính chất, nguyên tắc tổ chức và biểu hiện. Sau đó, học phần đi sâu nghiên cứu về hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định tính chất, hình thức và nguyên tắc tổ chức, vận hành của bất cứ quốc gia nào. Sau đó, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, cấu trúc, chức năng đặc điểm của các cơ quan cấu thành thể chế chính trị là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cuối cùng, học phần phân tích một số yếu tố tác động tới hoạt động của các thể chế như đảng phái, bầu cử, các phương tiện thông tin đại chúng và kết thúc bằng một số thể chế khu vực mà tiêu biểu là EU và ASEAN..
27. Tôn giáo học đại cương                                                                                            
Số tín chỉ: 3
Tôn giáo học là một khoa ngành học, song ở đây mới dừng lại ở chỗ coi nó là một học phần mang tính đại cương, do vậy nội dung của học phần mới chỉ dừng lại ở những vấn cơ bản và chung nhất của Tôn giáo học, cụ thể gồm: Bản chất của tôn giáo, nhằm lí giải tôn giáo là gì, đặc trưng của ý thức (hay niềm tin) tôn giáo, phân biệt ý thức tôn giáo với một số hình thái ý thức xã hội khác. Nguồn gốc của tôn giáo, nhằm lí giải những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới sự xuất hiện tôn giáo, chứng minh sự ra đời tôn giáo là tất yếu, khách quan của lịch sử xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết cấu của tôn giáo hiện đại (tôn giáo với tư cách là tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tôn giáo cơ cấu), lí giải các bộ phận cấu thành tôn giáo và quan hệ cũng như vai trò của chúng. Chức năng xã hội hội của tôn giáo, nhằm vai trò hay sự tác động của tôn giáo đối với xã hội. Sự ra đời tôn giáo, các kiểu tôn giáo trong lịch sử, lí giải quá trình xuất hiện và sự phát triển của tôn giáo với một số kiểu, hình thức tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, tìm hiểu về một số hình thức tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt và về đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam, tìm hiểu sự  ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Phật. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam và sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua một số thời kỳ lịch sử. Kitô giáo và Kitô giáo ở Việt Nam, tìm hiểu sự ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Kitô, sự phân hóa trong đạo Kitô. Sự du nhập Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành) vào Việt Nam và sự phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam qua một số thời kỳ lịch sử. Đạo Islam và đạo Islam ở Việt Nam, tìm hiểu về sự ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Islam. Sự du nhập đạo Islam vào cộng đông người Chăm ở Việt Nam. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Một số quan điểm cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Đường lối, chính sách và pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với tôn giáo.   
28. Báo chí truyền thông đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hình thức báo chí và truyền thông trên thế giới và Việt Nam; những nội dung của báo chí và truyền thông tôn giáo ở Việt Nam; có kiến thức căn bản trên các lĩnh vực truyền thông cụ thể như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo, quan hệ công chúng hiện nay. Sinh viên nắm được xu hướng phát triển của các loại hình báo chí trong nước và trên thế giới, có khả năng phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí.
29. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: những khái niệm cơ bản, nguồn gốc của hiến pháp, những đặc trưng của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, tóm tắt nội dung hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp…



30. Nhân học đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các vấn đề nhân học. Nắm được các tri thức và những lý thuyết (bao gồm khái niệm, cách tiếp cận, khung lý thuyết), phương pháp nghiên cứu (bao gồm các kỹ thuật thu thập tài liệu, phân tích xử lý và trình bày tài liệu) và một số tri thức phổ thông về một số vấn đề quan trọng của nhân học. 
31.  Lịch sử triết học đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần Lịch sử triết học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các giai đoạn của lịch sử triết học: triết học Tây Âu các thời kỳ cổ - trung – cận – hiện đại, các thời kỳ của triết học Phương Đông; đặc trung của các thời kỳ và những thành tựu, hạn chế của các thời kỳ đó. Từ đó người học có được cái nhìn hệ thống về dòng chảy triết học, tính nối tiếp, kế thừa của các giai đoạn sau với giai đoạn trước.
32. Lịch sử Việt Nam đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay. Bao trùm toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam là những nội dung lớn như: sự thay thế, phát triển kế tiếp giữa các triều đại, các thời đại lịch sử; quá trình ra đời và hoàn thiện của hệ thống nhà nước và pháp luật; những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội; lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Các vấn đề trên sẽ được trình bày theo lịch đại (trình tự thời gian), đồng thời, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, các vấn đề sẽ được phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học.


33. Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên, trên cơ sở kiến thức chung về HTKTXH được học trong chương trình CNDV về lịch sử, những kiến thức về một loại HTKTXH khác đã được các nhà kinh điển Mác xít đề cập đến, nằm ngoài loại hình cổ điển Hi La cũng như những biểu hiện cụ thể của phương thức sản xuất đó ở Việt Nam. Thuật ngữ “PTSX châu Á” là chưa thật chuẩn so với cách phân chia 5 HTKTXH theo triết học mác xít, nhưng điều rõ ràng là, trong lịch sử, ở phần lớn các nước trên thế giới (mà phương Đông, châu Á là tiêu biểu), đã từng tồn tại một kiểu kết cấu KTXH khác với các nước Tây Âu. Do vậy, học phần có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn tại các xã hội châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nội dung học phần giúp sinh viên nắm được nội hàm của khái niệm PTSX châu Á; xuất phát điểm cho các nghiên cứu về PTSX đặc thù ở châu Á; phân tích các yếu tố cấu thành của PTSX châu Á dưới tác động của các vấn đề: sở hữu ruộng đất; nguồn gốc, bản chất, chức năng nhà nước; vai trò của thành thị; và đặc biệt là công xã nông thôn. Sau khi nắm vững được PTSX châu Á ở góc độ lí luận, sinh viên sẽ được đi sâu vào tìm hiểu biểu hiện cụ thể của PTSX châu Á qua những vấn đề làng xã Việt Nam, ảnh hưởng và hệ quả của PTSX châu Á ở Việt Nam trong lịch sử: vai trò của Hương ước, luật tục so với luật pháp; vấn đề phân hóa xã hội; hướng giải quyết hệ quả của PTSX châu Á trên con đường đi lên CNXH. Qua đó, sinh viên có thể lí giải những biểu hiện tàn dư của “PTSX châu Á” trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội hiện nay, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn.
34. Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam
Số tín chỉ: 03
Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ hiểu được những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam: Về khái niệm hiện tượng tôn giáo mới; Bối cảnh quốc tế và thời đại ra đời hiện tượng tôn giáo mới; Thực trạng và phân loại hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới. Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được, sinh viên có khả năng vận dụng vào việc phân tích tình hình thực tế về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
35. Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX về tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Hiện nay, trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học về tôn giáo học ở nước ta, kiến thức về tôn giáo học Việt Nam được coi là một bộ phận cơ bản chiếm tỷ trọng lớn.
Tri thức về đời sống tôn giáo dân tộc và các quan niệm về chúng trong lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng của chuyên ngành Tôn giáo học. Tại Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng về các tôn giáo có vai trò nền tảng cho toàn bộ đời sống tinh thần, văn hóa của con người Việt Nam. Những tư tưởng của tôn giáo ít nhiều trong 2000 năm qua đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo toàn bộ nền văn minh chúng ta, những điều cốt lõi được ghi lại trong di sản của các nhà tư tưởng Việt Nam. Muốn hiểu biết con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, không thể bỏ qua di sản tư tưởng về tôn giáo trong kho tàng tư liệu phong phú của dân tộc mà rõ ràng rất cần nghiên cứu một cách căn bản các tư tưởng này. Vì thế học phầnQuan điểm của các nhà tư tưởng về tôn giáo ở Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX” có mục tiêu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nội dung tư tưởng về tôn giáo tại Việt Nam thời phong kiến từ góc độ tiếp cận tôn giáo học mác-xít. Đó là những tư tưởng, nhận thức về các tôn giáo lớn có mặt ở Việt Nam: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo (với những yếu tố có tính chất tôn giáo), Thiên Chúa giáo... Quan niệm về các giáo lý, giáo lễ, giáo hội, giáo luật... Quan niệm về vai trò, chức năng, kết cấu,... giá trị của các tôn giáo đó. Quan niệm về mối liên hệ giữa các tôn giáo đó với các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần: Triết học, chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật... nhất là giúp sinh viên nắm bắt những biểu hiện các nội dung tư tưởng đó qua một số đại diện tư tưởng tiêu biểu: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Minh Mệnh, Tự Đức, Liễu Quán... ở các thời.
36. Lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản cho người học những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng; Các khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng; Phân loại, chức năng và vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng. Những kiến thức lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng được vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu và quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng; Trang bị cho người học những kiến thức về quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử: Quan niệm Mác – Lênin về tôn giáo, Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng; Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng: một số quan điểm (xu hướng), điểm tương đồng và khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Một số vấn đề khi nghiên cứu, tiếp cận tôn giáo và tín ngưỡng. Vận dụng những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng trong thực tiễn của Việt Nam: Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay, Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây.
37. Triết học tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Học phần “Triết học tôn giáo” trình bày gồm 5 chương, đem lại cho sinh viên sự hiểu biết cơ bản về hệ thống những nền triết học tôn giáo ở phương Đông và phương Tây. Về đại thể, nội dung của mỗi chương đề cập đến các khái niệm, bản chất triết học tôn giáo, những tiền đề xã hội để hình thành và phát triển triết học của các tôn giáo cụ thể như: Đạo Do Thái, Đạo Kitô, Đạo Phật. Trên cơ sở những kiến thức khoa học đó đã tạo cho sinh viên có nội dung quan điểm khoa học về Tôn giáo, sự hiểu biết sâu sắc về tôn giáo, nắm vững quy luật tồn tại, phát triển, biến đổi và tác dụng, tác hại của tôn giáo. Trên cơ sở đó cung cấp đầy đủ hơn những luận cứ khoa học cho chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo ở nước ta.
38. Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo và Chính sách, quản lý Nhà nước về tôn giáo
Số tín chỉ: 4
Học phần lý giải một cách có hệ thống cách tiếp cận quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin về tôn giáo từ góc độ triết học. Khẳng định các ông không phải là nhà Tôn giáo học, do vậy quan niệm của các ông về tôn giáo mang tính dẫn xuất từ triết học. Song các quan niệm mang tính triết học ấy (đặc biệt là triết học duy vật về lịch sử) lại là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu tôn giáo một cách khoa học dưới góc độ của tôn giáo học và một số góc độ khác. Nghiên cứu quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin về tôn giáo trong quá trình hình thành và phát triển triết học của các ông. Quan hệ giữa một số luận điểm triết học và quan niệm về tôn giáo trong triết học Mác. Phân tích quan điểm, quan niệm của C. Mác. Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về tôn giáo trong một số tác phẩm kinh điển và đánh giá về các quan niệm này. Bối cảnh quốc tế của chính sách và quản lý về tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo trên thế giới; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam: Cơ sở lý luận ban hành chính sách và quản lý đối Nhà nước với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Cơ sở thực tiễn ban hành chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Nội dung của chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo (Chính sách đối với hoạt động của tín đồ các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của chức sắc các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của tổ chức tôn giáo). Kinh nghiệm thực hiện chính sách và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – một số vấn để đặt ra.


39. Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam
Số tín chỉ : 2
Học phần “Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” tập trung nghiên cứu hai mảng vấn đề chính: Những vấn đề về bản chất, nguồn gốc và tác động của tôn giáo trong đời sống xã hội, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo từ năm 1990 đến nay. Những quan điểm đó được thực hiện thông qua những nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể của tôn giáo, như: tín đồ; hàng ngũ chức sắc, nhà tu hành; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; các tổ chức tôn giáo; hoạt động của tôn giáo, quan hệ quốc tế của tôn giáo; kết quả và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam...
40. Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay
Số tín chỉ : 04
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bao gồm: Các quan điểm của giới nghiên cứu thế giới và trong nước về toàn cầu hóa, Bối cảnh toàn cầu hóa và những đặc điểm cơ bản của toàn cầu hóa. Những tác động của toàn cầu hóa đến đời sống tôn giáo thế giới: Tác động của toàn cầu hóa đến Phật giáo, Tác động của toàn cầu hóa đến Công giáo, Tác động của toàn cầu hóa đến Islam, Tác động của toàn cầu hóa đến Tin Lành... Những đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xu hướng vận động và biến đổi của tôn giáo ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nội dung học phần còn là các mối quan hệ giữa tôn giáo với các vấn đề chính trị, xã hội của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Vấn đề tự do tôn giáo trong xã hội ở một số quốc gia hiện nay; vấn đề cải cách và đổi mới tôn giáo trong xã hội phương Đông và phương Tây thời cận hiện đại trước những biến động xã hội; Một số vấn đề xã hội hiện đại của Phật giáo, Công giáo, Kitô giáo; Xu hướng toàn cầu hóa và những biến đổi của đời sống tôn giáo; Vấn đề diễn biến hòa bình trong tôn giáo; Vấn đề tôn giáo mới hiện nay.
            41. Quan niệm ngoài mác xít về tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Học phần này, ngoài việc cung cấp các kiến thức về đối tượng nghiên cứu và  mục đích nghiên cứu tôn giáo của các học phái ngoài Mác-xít, nó chủ yếu đem lại cho sinh viên những kiến thức về các trường phái và lý thuyết khoa học, các bình diện cơ bản của nghiên cứu tôn giáo, các kiểu thức và các bình diện của tôn giáo học Ngoài Mác-xít, như: Nguồn gốc của vũ trụ, muôn loài và con người, quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và đối tượng thờ cúng, quan hệ giữa sự sống và sự chết, khái niệm tính thiêng, quan hệ giữa thần quyền và thế quyền, vấn đề thiết chế tôn giáo và đặc trưng của ngôn ngữ tôn giáo, các phương pháp nghiên cứu tôn giáo; Các trường phái tôn giáo học ngoài Mác-xít bên trong và bên ngoài các tôn giáo, như: Thần học Thiên chúa giáo và các trường phái, Thần học Hindu giáo, Thần học Hồi giáo, Phật học, Khổng học, xã hội học tôn giáo, tâm lí học tôn giáo và các trường phái nghiên cứu tôn giáo khác. Học phần đặc biệt đi sâu vào các quan niệm phân tâm học của Sigmund Freud - cha đẻ của phân tâm học. Học phần cũng đưa ra các vấn đề gây tranh luận trong giải thích các hiện tượng tôn giáo để sinh viên làm quen với tính độc lập trong phê phán các quan niệm học thuật về tôn giáo.
42. Công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam
Số tín chỉ: 02
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác xã hội của các tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các hoạt động công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam nhằm mục đích hướng đến thúc đẩy sự phát triển xã hội. Tiến trình công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người trong các tôn giáo (ví dụ như hỗ trợ việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm cho tín đồ, người nghèo, người gặp khó khăn...); Các hoạt động công tác xã hội bao gồm từ thiện xã hội của tôn giáo chính nhằm đáp ứng nhu cầu cho con người trên phương diện (hỗ trợ người nghèo về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...)...
43. Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam
Số tín chỉ: 4
Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử ra đời, phát triển của Phật giáo, Nho giáo; Đặc điểm quá trình Phật giáo, Nho giáo du nhập vào Việt Nam; Những tiền đề về xã hội và tư tưởng cho sự du nhập, tiếp biến Phật giáo, Nho giáo ở Việt Nam...
         44. Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
         Số tín chỉ: 3
         Học phần “Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại” giúp sinh viên nắm những kiến thức cơ bản về quá trình truyền giáo, vai trò, chức năng của Công giáo và nguyên nhân của sự biến đổi, ảnh hưởng của sự biến đổi đối với Công giáo trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Qua đó đánh giá sự biến đổi và ảnh hưởng của Công  giáo tới đời sống con người và xã hội một cách khách quan. Sinh viên trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về Công giáo một cách khoa học, nắm vững quy luật tồn tại, phát triển, từ đó hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm tuyên truyền vận động khối đoàn kết Lương - Giáo, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh. Ngăn chặn và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”.
         45. Đạo Tin lành ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
         Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về Tin lành ở Việt Nam, về quá trình du nhập của Tin lành vào Việt Nam, Quá trình hình thành và phát triển của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, vị thế của Tin lành ở Việt Nam..
         46. Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
         Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về Hồi giáo ở Việt Nam, về quá trình du nhập của Hồi giáo vào Việt Nam, Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam, vị thế của cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam: tính chất, tu sĩ, giáo luật, sự phân hoá của các nhóm Hồi giáo ở Việt Nam và một số phong tục của tín đồ Hồi giáo Việt Nam..
47. Lịch sử các tổ chức tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Tổ chức tôn giáo là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành một tôn giáo. Nghiên cứu về tôn giáo nói chung, các tôn giáo cụ thể nói riêng, không thể không nghiên cứu đến tổ chức tôn giáo. Cớ những tôn giáo có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ từ trên xuống dưới là một hệ thống như Công giáo, có những tôn giáo cơ cấu chưa chặt chẽ và đang trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức… Tổ chức tôn giáo có vị trí ngày càng quan trọng đối với các tôn giáo và với các thể chế chính trị - xã hội.
Học phần Lịch sử các tổ chức tôn giáo sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tổ chức tôn giáo nói chung và quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động của các tôn giáo cụ thể nới riêng. Từ đó giúp người học hiểu rõ hơn, sâu hơn về tổ chức tôn giáo, phục vụ cho nghiên cứu tôn giáo.
48. Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo
Số tín chỉ: 3
Học phần gồm 3 phần cơ bản:
Phần I: Giới thiệu kinh điển Phật giáo. Kinh điển Phật giáo có số lượng rất lớn, được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận.
Phần II: Giới thiệu kinh Cựu ước và Tân ước. Kinh Cựu ước và Tân ước được hình thành cùng với quá trình hình thành Kitô giáo trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo  trong Đế quốc La Mã. Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ kinh Thánh được sử dụng trong các bản văn, thì mang nghĩa là những điều mà Thiên Chúa mặc khải cho con người thông qua các ngôi lời của Người. Xét về mặt nhận thức, tín đồ Kitô giáo  nghĩ về Kinh Cựu ước và Tân ước cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Latin mà Thiên Chúa đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Ngài. Cựu ước qua Mosê và Tân ước (Phúc Âm) qua Chúa Giêsu.
 Phần III: Giới thiệu kinh Qur’an. Kinh Qur’an được hình thành cùng với quá trình hình thành đạo Islam trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo trên bán đảo Arập. Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ “Qur’an” được sử dụng trong các bản văn, thì nó có nghĩa là “đọc” hay là “suy gẫm lại” những điều mà Thượng Đế đã khắc trong trong tim của Muhammed, truyền lệnh cho Ông hãy đọc và rao truyền nó, cho muôn dân. Xét về mặt nhận thức, người Islam nghĩ về Kinh Qur’an cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê, giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu.
49. Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Nội dung học phần giới thiệu cơ bản về cách tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo vàhội Việt Nam. Đặc điểm chung của tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội Việt Nam. Một số khái niệm cơ bản, nguồn gốc, bản chất, vai trò cũng như tình hình phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay. Khái niệm, nội dung, giá trị tích cực và hạn chế của tín ngưỡng thành hoàng làng, tín ngương thờ tổ nghề và lễ hội trong tín ngưỡng thành Hoàng làng, tổ nghề ở Việt Nam hiện nay. Khái niệm, những cơ sở ra đời của tín ngưỡng Mẫu của người Việt và nghi thức hầu đồng. Những giá trị cũng như những hạn chế của tín ngưỡng Mẫu trong giai đoạn hiện nay. Bối cảnh ra đời, phát triển, giáo lý, lễ nghi và lề luật, tổ chức của đạo Cao Đài. Cơ sở ra đời, giáo lý, lễ nghi và tổ chức của Phật giáo Hoà Hảo. Một số lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam hiện nay.
50. Lịch sử nghệ thuật tôn giáo
Số tín chỉ : 02
Học phần Lịch sử nghệ thuật tôn giáo trang bị cho người học kiến thức cơ bản và tổng thể về nguồn gốc hình thành, quá trình vận động và phát triển của lịch sử nghệ thuật tôn giáo phương Tây và phương Đông qua một số hình thái tiêu biểu.
51. Tôn giáo học so sánh
Số tín chỉ: 3
Học phần trang bị cho người học kiến thức so sánh giữa các tôn giáo phương Đông và phương Tây, các tôn giáo thế giới, khu vực và quốc gia về: Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển; Giáo lý, quan niệm về thần; Tổ chức giáo hội và nghi lễ thờ cúng. Từ đó rút ra những vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu tôn giáo. Bên cạnh đó, học phần cũng trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong so sánh một số tôn giáo lớn trên thế giới với tôn giáo lớn, tôn giáo bản địa ở Việt Nam.
            52. Văn học nghệ thuât và Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo 
Số tín chỉ: 04 TC
Học phần giới thiệu cho sinh viên nhận biết rõ sự hình thành và phát triển của tôn giáo, các giá trị văn hóa của tôn giáo, đặc biệt trong văn học nghệ thuật và sự hình thành du lịch tâm linh tôn giáo - một loại hình dịch vụ mới, đặc biệt hiện nay.
            53. Biểu tượng tôn giáo – cơ sở của văn hóa
            Số tín chỉ: 2 TC
            Môn Biểu tượng tôn giáo – cơ sở của văn hóa là học phần của mọi thời đại. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì chiều dài lịch sử tồn tại của nó. Từ thời thượng cổ cho tới nay, văn hóa biểu tượng tôn giáo đã tạo ra một kho tàng đồ sộ và vẫn không ngừng sản sinh các biểu tượng văn hóa mới. Môn Biểu tượng tôn giáo – cơ sở của văn hóa sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về: 1. Biểu tượng tôn giáo; 2. Vai trò của biểu tượng tôn giáo là một cơ sở quan trọng của văn hóa; 3. Mối liên quan giữa ba ngành ký hiệu học, hình tượng học và biểu tượng học; 4. Cung cấp một cái nhìn lịch sử về tiến trình phát triển của văn hóa biểu tượng tôn giáo; 5. Phân loại các loại hình của văn hóa biểu tượng tôn giáo với các dạng thức tồn tại và phát triển của chúng.
Học phần cũng làm sáng tỏ vai trò, vị trí và giá trị của biểu tượng tôn giáo tới đời sống văn hóa của con người và xã hội Việt Nam cổ truyền và hiện nay.
            54. Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo
            Số tín chỉ: 02
            Học phần đề cập đến những nội dung cơ bản của nghệ thuật âm nhạc tôn giáo: lịch sử âm nhạc tôn giáo, vai trò của âm nhạc với tôn giáo, âm nhạc trong các loại hình tôn giáo cụ thể trên thế giới và Việt Nam.
            55. Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của Mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc
            Số tín chỉ: 02
            Học phần Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản nhưng nền tảng của tư tưởng Phật giáo Việt Nam về cái Thiện và cái Mỹ qua các công trình mỹ thuật và tác phẩm văn chương Phật giáo trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta. Học phần cũng làm sáng tỏ vai trò, giá trị cùng những ảnh hưởng của quan niệm về Thiện – Mỹ của nghệ thuật Phật giáo dân tộc tới đời sống của con người và xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
            56. Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay
            Số tín chỉ: 02
Học phần Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay giới thiệu những nội dung chủ yếu về đạo đức của tôn giáo, ảnh hưởng và vai trò của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp cho người học những giá trị hiện thời, giá trị toàn nhân loại của tôn giáo cần phải phát huy và những hạn chế cơ bản cần phải khắc phục trong quá trình xây dựng xã hội và con người mới ở Việt Nam hiện nay.
57. Hán Nôm và thư pháp trong tôn giáo
Số tín chỉ : 2             
         Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về công ước quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bao gồm: Thư pháp và thư pháp trong tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Islam; Thư pháp hiện đại: Thư pháp quốc ngữ. Vai trò của thư pháp trong lịch sử tôn giáo; Thư pháp trong tôn giáo hiện đại; Sự hình thành và biến đổi của thư pháp trong tôn giáo; Vai trò của thư pháp trong tôn giáo đối với việc truyền bá, phát triển và thực  hành giáo lý, giáo luật của tôn giáo; Hán Nôm và thư pháp trong một số tôn giáo ở Việt Nam. Thực hành và phân tích các văn bản Thư Pháp trong tôn giáo; Thực hành, dịch thuật và giải âm, giải nghĩa về Hán Nôm qua một số văn bản tôn giáo: Văn bia, Câu đối; Kinh văn, thơ phú và kệ Hán Nôm của tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
58. Phê bình học tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành, phát triển của Phê bình học tôn giáo. Một số lập trường phê bình tôn giáo thời cổ trung, cận hiện đại, các trường phái phê bình học tôn giáo tiêu biểu và một số khuynh hướng phê bình học tôn giáo hiện nay. Cụ thể: Một số lập trường nhìn nhận tôn giáo thần thoại trong mức độ nhất định về phê bình học. Một số lập trường phê bình Kitô giáo ở Hy-lạp cổ, trung và cận, hiện đại. Một số học giả tiêu biểu phê bình tôn giáo ở phương Tây. Nhận định về những lập trường phê bình tôn giáo trong lịch sử phương Đông và phương Tây.



            59. Văn hóa tín ngưỡng vùng Tây Nam bộ
            Số tín chỉ: 2
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng bản địa vùng Tây Nam Bộ. Cụ thể là: Văn hóa xã hội truyền thống vùng Tây Nam Bộ, Đời sống tôn giáo bản địa của người Nam Bộ hiện nay…
            60. Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo
Số tín chỉ: 4
Học phần Luật tôn giáo, tín ngưỡng và nghiệp vụ công tác tôn giáo giới thiệu về nội dung luật về tôn giáo, tín ngưỡng, các nội dung nghiệp vụ công tác tôn giáo, các quan điểm về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nội dung nghiệp vụ công tác tôn giáo, các tình huống sử dụng nghiệp vụ công tác tôn giáo trong hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo.
            61. Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và giáo hội học tôn giáo
Số tín chỉ: 4
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo trong lịch sử và hiện tại. Bao gồm: Bối cảnh quốc tế về chính sách và quản lý về tôn giáo; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo trên thế giới; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam: Cơ sở lý luận ban hành chính sách và quản lý đối Nhà nước với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Cơ sở thực tiễn ban hành chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Nội dung của chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo (Chính sách đối với hoạt động của tín đồ các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của chức sắc các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của tổ chức tôn giáo). Kinh nghiệm thực hiện chính sách và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – một số vấn để đặt ra.
Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tổ chức của Giáo hội Kitô nói chung và quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo cụ thể nới riêng. Từ đó giúp người học hiểu rõ hơn, sâu hơn về tổ chức Giáo hội Kitô, phục vụ cho nghiên cứu tôn giáo.
            62. Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo
            Số tín chỉ: 4
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tâm lý, nhân học, xã hội học tôn giáo: Một số công trình nghiên cứu kinh điển cũng như hiện đại; Một số chủ đề nghiên cứu tôn giáo đương đại trên thế giới và ở Việt Nam; Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu tôn giáo; Cách thức triển khai vấn đề nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện bài tập trong quá trình học phần.
            63. Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp
            Số tín chỉ: 2
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức quan hệ giữa Nhà nước tôn giáo và luật pháp trong lịch sử và hiện tại. Bao gồm: Quan hệ Nhà nước và Giáo hội; Tôn giáo và Nhà nước ở Việt Nam; Luật pháp và Tôn giáo. Cụ thể: Tôn giáo và thể chế xã hội, Quan hệ giữa Nhà nước thế tục và Giáo hội, Vai trò của tôn giáo trong thi hành luật pháp của cơ quan nhà nước, Vấn đề tôn giáo trong Hiến pháp, Hoàn thiện luật pháp tôn giáo, vấn đề pháp nhân và công nhận tổ chức tôn giáo.
64. Báo chí và truyền thông của tôn giáo
Số tín chỉ: 02
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hình thức báo chí và truyền thông của tôn giáo ở Việt Nam; những nội dung của báo chí và truyền thông tôn giáo ở Việt Nam; những hiểu biết về đời sống tôn giáo trong xã hội, vừa có kiến thức chuyên ngành tôn giáo vững vàng trên các lĩnh vực báo in của tôn giáo, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo, quan hệ công chúng của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Sinh viên nắm được xu hướng phát triển của các loại hình báo chí tôn giáo trong nước và trên thế giới, có khả năng phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí tôn giáo chuyên sâu.
            65. Công tác từ thiện xã hội và giáo dục đào tạo trong tôn giáo
            Số tín chỉ: 2
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên được những đóng góp, vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Các hoạt động và tổ chức từ thiện xã hội của các tôn giáo cụ thể và những kiến thức quan về giáo dục và đào tạo tôn giáo trong lịch sử và hiện tại. Bao gồm: Giáo dục và đào tạo Phật giáo, Giáo dục và đào tạo Kitô, Giáo dục và đào tạo Hồi giáo, Giáo dục và đào tạo của các tôn giáo bản địa ở Việt Nam: Hội thánh Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo…
            66. Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa 54 dân tộc Việt Nam và lễ tục vòng đời
            Số tín chỉ: 4
Học phần bao gồm những nội dung cơ bản về đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Việt Nam, đó là nền tảng hình thành đời sống tín ngưỡng, tôn giáo các dân tộc. Học phần là những kiến thức cơ bản về lễ tục vòng đời các dân tộc từ khi con người sinh ra đến khi trưởng thành, cưới hỏi, đến khi mất đi. Từ đó, người học thấy được bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam
            67. Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa một số quốc gia trên thế giới và Đông Nam Á
            Số tín chỉ: 4
Học phần đề cập đến nội dung căn bản là các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa của một số nước trên thế giới, đó là những nước tiêu biểu: Trung Quốc, Mỹ, Nhật và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, khu vực văn hóa bao gồm văn hóa Việt Nam, để thấy được những đặc trưng riêng của đời sống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam trong bối cảnh văn hóa khu vực và thế giới.

68. Thần học tôn giáo
Số tín chỉ: 2   
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về thần học tôn giáo. Cụ thể là: Những vấn đề về lịch sử thần học các tôn giáo, Những vấn đề về phương pháp tu tập, kinh luận tôn giáo,..
            69. Lịch sử các học thuyết tôn giáo
Số tín chỉ: 02TC
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bao gồm: Tiến trình hình lịch sử các học thuyết tôn giáo trên thế giới. Nội dung và những vấn đề cơ bản trong lịch sử các học thuyết tôn giáo trên thế giới. Những vấn đề đặt ra và bàn luận. Các quan điểm và các trường phái tôn giáo trên thế giới. Trường phái tôn giáo đa thần, hữu thần và trường phát tôn giáo độc thần. Nhất thần luận và Tự nhiên thần luận. Đa thần luận. Một số học thuyết tôn giáo tiêu biểu trên thế giới. Học thuyết tôn giáo của Kant, Hegel, Gandhi, Radhakrishnan, Rudolf Otto, Monod, K.barth… Giá trị và ý nghĩa của các học thuyết tôn giáo đối với việc nghiên cứu tôn giáo đương đại.
            70. Địa lý và sinh thái học tôn giáo
   Số tín chỉ: 02 TC
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về địa lý sinh thái và tôn giáo. Cụ thể là: Tổng quan về địa lý sinh thái và tôn giáo, Quan hệ giữa địa lý sinh thái và tôn giáo, Tư tưởng bảo vệ môi trường của tôn giáo, quan điểm về nhân loại, vũ trụ, trái đất của tôn giáo, Đạo đức sinh thái trong tôn giáo .
71. Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam
Số tín chỉ: 2
Học phần Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của Đạo giáo, sự du nhập và phát triển Đạo giáo ở Việt Nam, về vai trò và ảnh hưởng nổi bật của Đạo giáo đến các lĩnh vực chủ yếu của xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay: Chính trị, đạo đức, giáo dục, pháp luật.
            72. Phật giáo Nam tông khmer: Lịch sử và hiện tại
Số tín chỉ: 02
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành, phát triển của Phật Giáo Nam tông Khmer ở ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay. Xác định đặc điểm, bản chất, vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, tu sửa chùa chiền, đời sống tu tập của sư sãi, sự khác biệt giữa hai chi phái. Đặc biệt là làm rõ những vấn đề đặt ra đối với Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay như những vấn liên quan đến chi phái, tính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer trước những biến đổi của đời sống kinh tế xã hội, những vấn đề liên quan đến giáo hội và chính trị xã hội. Tìm hiểu đặc điểm kiến trúc chùa và nghi lễ, lễ hội của Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay. Đặc điểm sư sãi và phật tử Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay.
73. Thực tập
Số tín chỉ: 3
Thực tập năm thứ 3 là môn học tổng hợp được thực hiện sau khi sinh viên tích lũy đủ các tín chỉ môn học về tôn giáo học và một số nghiệp vụ trong công tác tôn giáo. Nội dung môn học Thực tập năm thứ 3 là vận dụng lý luận về tôn giáo học; về công tác tôn giáo như chính sách tôn giáo, tổ chức và quản lý Nhà nước về tôn giáo, công tác tôn giáo; về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học và xử lý các tình huống thực tiễn trong công tác tôn giáo, tín ngưỡng nơi sinh viên thực tập.  Kết quả đợt thực tập này nhằm củng cố kiến thức lý luận về tôn giáo học và công tác tôn giáo; so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn; bước đầu làm quen với những vấn đề chuyên môn thuộc ngành nghề trong tương lai của sinh viên. Qua đó, chuẩn bị kiến thức để tiếp thu các môn học chuyên sâu về ngành Tôn giáo học.
Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
74. Thực tập tốt nghiệp
Số tín chỉ: 5
Thực tập tốt nghiệp được xem là một học phần tổng hợp được thực hiện vào thời gian cuối khi người học đã tích luỹ đủ kiến thức từ các học phần thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Tôn giáo học. Nội dung học phần Thực tập tốt nghiệp bao gồm việc vận dụng những vấn đề lý luận vào thực tiễn về nghiên cứu, giảng dạy và công tác tôn giáo như: Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo, nghiệp vụ trong công tác tôn giáo, công tác tổ chức các tôn giáo, điều tra, điền dã, thu thập, xử lý thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo và nhận xét tình hình hoạt động quản lý Nhà nước, nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo của cơ quan thực tập về tất cả các mặt hoạt động… Báo cáo tình hình hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn thực tập. Kết quả việc thực hiện các nội dung nói trên nhằm kiểm tra việc nắm vững và vận dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn công tác tôn giáo, giảng dạy và nghiên cứu tôn giáo của cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo, đơn vị, trường học đối với người học trước khi xem xét công nhận tốt nghiệp.
75. Khóa luận tốt nghiệp
Số tín chỉ: 5
Khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa công trình nghiên cứu đầu tiên của sinh viên được thực hiện sau quá trình tích lũy đủ số tín chỉ các học phần.
Sinh viên sẽ lựa chọn những vấn đề cụ thể có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ giảng dạy tiến hành nghiên cứu và bảo vệ trước hội đồng khoa học chấm khóa luận vào kỳ học cuối.
76. Tín ngưỡng, Tôn giáo – những vấn đề lý luận và thực tiễn
Số tín chỉ: 3
Học phần đề cập đến các nội dung: Một số quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng; nguồn gốc, bản chất và phân loại tín ngưỡng, tôn giáo. Các hình thức và cấp độ, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo. Quá trình nhận thức của ĐCS Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng thời kỳ đổi mới đến nay. 
77. Tôn giáo, tín ngưỡng lịch sử và hiện tại
Số tín chỉ: 2
Học phần đề cập đến các nội dung: Các kiểu tín ngưỡng tôn giáo trong lịch sử như: kiểu tôn giáo, tín ngưỡng sơ khai, kiểu tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc và tôn giáo thế giới. Các kiểu tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam và một số đặc điểm cơ bản của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam.
PHẦN V: SO SÁNH VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NƯỚC NGOÀI
Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình:
- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành): Chương trình đào tạo cử nhân Tôn giáo học
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Tôn giáo học
- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Đại học Đông Carolina, Mỹ  (East Carolina University – Religious studie program)
- East Carolina University là một  trường đại học nghiên cứu quốc gia với lượng tuyển sinh vào khoảng hơn 26.000 sinh viên. Khuôn viên trường nằm tại Greenville, North Carolina. Trường có 104 chương trình cấp bằng cử nhân, 73 chương trình cấp bằng thạc sĩ, bốn chương trình cấp bằng chuyên gia, ba chương trình chuyên nghiệp cấp độ 1, và 17 chương trình tiến sĩ tại các phân hệ của trường như Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học Thomas Harriot, và Trường Y khoa Brody.
 
b. Bảng so sánh chương trình đào tạo
STT Tên học phần trong chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài
(Tiếng Anh, tiếng Việt)
Tên học phần trong chương trình đào tạo của đơn vị
(Tiếng Anh, tiếng Việt)
Thuyết minh về những điểm giống và khác nhau giữa các học phần của 2 chương trình đào tạo
  1.  
- Motherhood of God in Asian Traditions
Tình mẹ của Chúa trong truyền thống Châu Á (Nhân văn học)
- Anthropology of Religion
Nhân học tôn giáo
 
- Anthropology of religion
Nhân học tôn giáo
+ Giống nhau: Đều đề cập đến khía cạnh Nhân học tôn giáo.
+ Khác nhau: Môn Tình mẹ của Chúa trong truyền thống Châu Á, đề cập đến vấn đề cụ thể của nhân văn học tôn giáo đó là Tình mẹ.
 
  1.  
- A History of Christianity to 1300
Lịch sử đạo Ki Tô đến năm 1300
- A History of Christianity to 1300 - present
Lịch sử đạo Ki Tô từ năm 1300 – đến nay.
 
- Catholics in Vietnam: History and Present Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại + Giống nhau: Các học phần này đều đề cập đến lịch sử đạo Kitô.
+ Khác nhau: Khung chương trình * chia lịch sử đạo Ki tô thành hai giai đoạn nghiên cứu: trước và sau năm 1300. Khung chương trình ** nghiên cứu lịch sử đạo Kitô trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam, đi sâu nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và tình hình hiện tại ở Việt Nam
 
  1.  
- Philosophy of Religion
Triết học Tôn giáo
- Philosophy of Religion
Triết học Tôn giáo
+ Giống nhau: Nội dung học phần này tương đối giống nhau, đều đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực triết học tôn giáo
  1.  
- Psychology of Religion
Tâm lý học tôn giáo
- Sociology of Religion
Xã hội học tôn giáo
 
Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo
(Psychology, Anthropology and Sociology for Religion)
+ Giống nhau: Nội dung 2 học phần này ở hai khung chương trình là tương đối giống nhau, đều đề cập đến các kiến thức căn bản của Tâm lý học, xã hội học tôn giáo.
  1.  
Introduction to Religion Stusies
Giới thiệu về tôn giáo học
Religious Studies Foundation
Tôn giáo học đại cương
+ Giống nhau: Đều đề cập đến những kiến thức cơ bản về Tôn giáo học, nhằm giới thiệu cho người học những hiểu biết ban đầu về Tôn giáo học.
+ Khác nhau: Học phần Tôn giáo học đại cương ở khung chương trình **, ngoài những kiến thức căn bản về Tôn giáo học như học phần Giới thiệu về tôn giáo học ở khung * thì còn có những kiến thức về các tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể ở Việt Nam như: Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các tín ngưỡng: Thờ Thành Hoàng Làng, Thờ Mẫu, Thờ cúng Tổ Tiên…
  1.  
- Religion and Science
Tôn giáo và khoa học
- Religion and Sexuality
Tôn giáo và giới tính
- Religion and Film
Tôn giáo và phim
- Religion and Social Issues
Tôn giáo và những vấn đề xã hội
Religion in the context of globalization and the current social problems
Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay
 
+ Giống nhau: Những học phần này đều đề cập đến mối quan hệ tôn giáo với các vấn đề, lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
+ Khác nhau: Khung  chương trình * có học phần mang nội dung tổng quát: Tôn giáo và những vấn đề xã hội và có những học phần về mối quan hệ của tôn giáo với các lĩnh vực cụ thể: tôn giáo và khoa học, tôn giáo và giới tính, tôn giáo và phim. Khung chương trình **, học phần tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay sẽ đề cấp đến mối quan hệ tôn giáo với các vấn đề xã hội trong giai đoạn hiện nay và đề cập đến mối quan hệ của tôn giáo với nhiều lĩnh vực cụ thể như: đạo đức, chính trị, pháp luật…và tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  1.  
- Classical Islam
Đạo Hồi chính thống
- Islam in the Modern World
Hồi giáo trong thế giới hiện đại
 
- Muslims in Vietnam: History and Present
Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
+ Giống nhau: Đều cung cấp cho người học những kiến thức về Islam.
+ Khác nhau: Khung chương trình * có hai học phần về Hồi giáo, Học phần Đạo Hồi chính thống cung cấp cho người học những kiến thức căn bản về dòng Hồi giáo chính thống, học phần Hồi giáo trong thế giới hiện đại đề cập đến những vấn đề của Hồi giáo trong xã hội hiện nay: sự chia rẽ giáo phái, vấn đề cực đoan trong tín đồ, những biến đổi của hồi giáo.
Khung chương trình ** đề cập đến Hồi giáo với những vấn đề cơ bản như: sự ra đời, phát triển; giáo l ý giáo luật,… và đi sâu vào sự du nhập, phát triển Hồi giáo ở Việt Nam.
  1.  
Buddhism
Phật giáo
Buddhism and Confucianism in Vietnam
Phật giáo  và Nho giáo ở Việt Nam
+ Giống nhau: Đều cung cấp cho người học những kiến thức về Phật giáo
+ Khác nhau: học phần Phật giáo của khung chương trình * cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Phật giáo, học phần Phật giáo ở Việt Nam, học phần cung cấp cho người học ngoài những kiến thức cơ bản còn đi sâu vào sự du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam bởi khi vào Việt Nam, Phật giáo đã trở thành Phật giáo Việt Nam với những đặc trưng rất riêng với Phật giáo thế giới nói chung.
  1.  
- Introduction to the Old Testament
Giới thiệu về kinh Cựu Ước
- Introduction to the Old Testament
Giới thiệu về kinh Tân Ước
 
Introduction of religious texts
Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo
+ Giống nhau: Các học phần này đều cung cấp cho người học những kiến thức về kinh sách của các tôn giáo.
+ Khác nhau: Khung chương trình * có 2 học phần Giới thiệu về kinh Cựu Ước, Giới thiệu về kinh Tân Ước, hai bộ kinh này đều là kinh sách của Kitô giáo, nên có phần chi tiết hơn, cụ thể hơn. Học phần Giới thiệu về kinh sách các tôn giáo ở khung chương trình ** có phần rộng hơn, bao quát hơn, ngoài kinh sách của Kitô giáo, còn kinh sách của các tôn giáo lớn khác: Phật giáo, Hồi giáo…
  1.  
Methodology of Religion Studies
Phương pháp học trong tôn giáo học
Marxist views on religion, the methodology of religious studies and Policy, State management of religion
Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo và Chính sách, quản lý Nhà nước về tôn giáo
+ Giống nhau: hai học phần này ở 2 khung chương trình đều có phần đề cập đến phương pháp nghiên cứu tôn giáo học.
+ Khác nhau: Môn phương pháp học trong tôn giáo học của khung chương trình * đi sâu vào phương pháp nghiên cứu trong tôn giáo học dưới nhiều góc độ khác nhau. Môn Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo và Chính sách, quản lý Nhà nước về tôn giáo cung cấp cho người học phương pháp luận duy vật trong nghiên cứu tôn giáo và các kiến thức về tôn giáo học dưới góc độ quan điểm của các nhà kinh điển Mác xít.
Trong đó
* Chương trình đào tạo của Đại học Đông Carolina, Mỹ 
** Chương trình đào tạo của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Kết quả so sánh chương trình đào tạo của Đại học Đông Carolina, Mỹ  và Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN: Ngoài những môn có nhiều điểm tương đồng như trên thì mỗi khung chương trình có những học phần riêng phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của chương trình đào tạo như nghiên cứu các tôn giáo cụ thể mang tính địa phương, các vấn đề tôn giáo đặt ra trong hoàn cảnh thực tế của cơ sở đào tạo (bởi mỗi nước có đời sống tôn giáo với những đặc trưng riêng). Nhưng nhìn chung về căn bản chương trình đào tạo của chúng ta tương đối phủ sóng hết, thậm chí còn có phần phong phú hơn để phù hợp với thực tế tình hình của Việt Nam. Kết luận, hai chương trình đào tạo trên có sự giống nhau đến 75%./.


 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN TÔN GIÁO HỌC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH TÔN GIÁO HỌC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo.
 - Tên ngành đào tạo:
            + Tiếng Việt:               Tôn giáo học
            + Tiếng Anh:               Religious Studies
- Mã số ngành đào tạo:                       Thí điểm
- Trình độ đào tạo:                  Cử nhân.
- Thời gian đào tạo:                4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:     
            + Tiếng Việt:               Cử nhân Tôn giáo học
            + Tiếng Anh:               The Degree of Bachelor in Religious Studies
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo:  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo cử nhân Tôn giáo học cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản ở trình độ đại học; các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo học, nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản về tôn giáo; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tôn giáo. Bên cạnh đó, người học, sau khi tốt nghiệp cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực tôn giáo học và đủ điều kiện để học lên các bậc cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng và những kiến thức cơ bản của các khoa học liên ngành gắn với tôn giáo học, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, tính tư tưởng, đạt trình độ hiểu biết căn bản về các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử và ở thời hiện đại.
- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp nghiên cứu cơ bản, khoa học hiện đại; chú trọng gắn lý luận với thực tiễn, áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn; giúp nâng cao trình độ tư duy; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Về thái độ:  Có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng. Có chính kiến và có khả năng thuyết phục mọi người. Nghiêm túc học tập, nghiên cứu và làm việc; có lối sống giản dị, lành mạnh. Giúp đỡ, đoàn kết, thân ái với mọi người.
            3. Thông tin tuyển sinh
            - Theo quy định ban hành của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Kế hoạch tuyển sinh: Dự kiến bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2016 – 2017. Kế hoạch tuyển sinh cụ thể được xây dựng phù hợp với kế hoạch chung của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
            - Dự kiến quy mô tuyển sinh: 60 sinh viên/năm
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức
Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cở bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và kiến thức về bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:
1.1.1. Kiến thức chung
  • Hiểu và vận dụng được kiến thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, có giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng;
  • Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bạc 3/6 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
1.1.2 Kiến thức  theo lĩnh vực:
- Nhớ, hiểu và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói chung và trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo nói riêng.
- Nhớ, hiểu và vận dụng tốt các kiến thức về nhà nước và pháp luật; văn hoá, tâm lý, môi trường tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực tôn giáo.
1.1.3 Kiến thức theo khối ngành:
 - Có kiến thức cơ sở về ngành khoa học xã hội nhân văn cơ bản: tôn giáo học, đạo đức học, chính trị học, lịch sử;
- Nắm vững kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học khoa học xã hội;
- Có kiến thức cơ bản về đặc thù kinh tế, dân tộc, văn hoá, tư tưởng của Việt Nam.
1.1.4 Kiến thức chung của nhóm ngành:
- Kiến thức về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, phương Tây qua một số triết gia tiêu biểu;
- Có kiến thức lý luận cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng thế giới và Việt Nam, quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử về tôn giáo, các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng mới ở Việt Nam những năm gần đây;
- Có phương pháp biện chứng trong việc nhìn nhận tôn giáo: thấy được mối quan hệ giữa tôn giáo với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội;
- Hiểu được những vấn đề của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó có ý tưởng về việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước;
- Nắm được nội dung một số trào lưu triết học tôn giáo tiêu biểu, một số quan điểm ngoài Mác xít về tôn giáo.
1.1.5 Kiến thức ngành
- Nắm được phương pháp luận Mác xít và của các khoa học khác (nhân học, xã hội học, tâm lý học…) trong nghiên cứu tôn giáo;
- Nắm vững quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam nói chung, pháp luật của nhà nước nói riêng về Tôn giáo.  Nắm vững chính sách và công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo;
- Có kiến thức tổng quan về đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Có kiến thức chuyên sâu về các tôn giáo cụ thể: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo, Tin lành giáo và Hồi giáo ở Việt Nam, các tín ngưỡng, lễ hội bản địa của Việt Nam (Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu…);
- Nắm được những giá trị cơ bản của các tôn giáo (chủ yếu về phương diện đạo đức) và thấy được những ảnh hưởng rõ nét của chúng tới đạo đức con người và xã hội Việt Nam hiện nay;
- Có kiến thức cơ bản trên bình diện lý luận về lịch sử các tổ chức tôn giáo, kinh sách, giáo lý của các tôn giáo chủ yếu Thế giới và Việt Nam;
- Có kiến thức cơ bản về những góc nhìn tôn giáo khác nhau, những khía cạnh khác nhau: xã hội học tôn giáo, nhân học tôn giáo, tâm lý học tôn giáo;
- Hiểu và phân tích cơ bản được những vấn đề tôn giáo đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay, trong mối quan hệ của tôn giáo với các lĩnh vực khác của đời sống;
- Có kiến thức tôn giáo học so sánh để nghiên cứu và thực hiện các nghiệp vụ công tác tôn giáo, cũng như soi tỏ những vấn đề xã hội trong và ngoài nước hiện nay có liên quan đến các tôn giáo;
- Có khả năng vận dụng những tri thức cơ bản vào giải quyết các công việc nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến Tôn giáo và đời sống xã hội. Góp phần giúp các cấp chính quyền làm công tác quản lý tôn giáo, tuyên huấn, tuyên giáo, hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách, đề xuất những giải pháp đối với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trước hết là liên quan đến tôn giáo và văn hóa tư tưởng.
- Có kiến thức chuyên sâu ban đầu về một hướng chuyên ngành tôn giáo cụ thể, định hình được hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn về sau.
- Trên cơ sở tổng hợp các kiến thức trong quá trình học tập, nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức vào thực tiễn công việc; thu thập và xử lý thông tin từ thực tiễn; biết vận dụng lý luận để phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thực tiễn nghề nghiệp được thực hành trong quá trình thực tập và tốt nghiệp.
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
           - Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
            2. Về kỹ năng
2.1 Kỹ năng chuyên môn:
2.1.1 Các kỹ năng nghề nghiệp:
- Có kỹ năng giảng dạy, thuyết trình các vấn đề tôn giáo và liên quan đến tôn giáo;
- Phát hiện và đặt ra các vấn đề mang tính khoa học tôn giáo về thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa để nghiên cứu;
- Nhận diện được các nội dung cơ bản của vấn đề cần nghiên cứu;
- Xác định được cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu cần vận dụng;
- Biết xây dựng đề cương chi tiết để hiện thực hiện kế hoạch nghiên cứu;
- Biết cách lựa chọn và xử lý, làm việc với các tài liệu nghiên cứu, từ sự tổng quan tài liệu xây dựng được quan điểm khoa học tôn giáo định hướng nghiên cứu;
- Biết phân tích dữ liệu và kiểm tra các giả thuyết, trả lời các câu hỏi nghiên cứu, từ đó có thể lập luận và giải thích hợp lý các vấn đề mới nảy sinh trong nghiên cứu;
- Từ những kết quả nghiên cứu lý thuyết, so sánh giữa lý luận và thực tiễn c thể nêu các giải pháp, khuyến nghị để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn;
- Có khả năng tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đề án phát triển kinh tế - xã hội với tư cách là người tư vấn, góp ý;
- Tuỳ vị trí công tác có thể tham gia xây dựng và phản biện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học – công nghệ ở các cấp địa phương và trung ương.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề:
- Phát hiện và hình thành vấn đề về tôn giáo;
- Phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề về tôn giáo, quản lý tôn giáo, nghiệp vụ công tác tôn giáo;
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị với các cấp chính quyền, cơ quan về vấn đề tôn giáo và quản lý tôn giáo.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức:
- Có khả năng tìm kiếm và cập nhật kiến thức về tình hình đời sống tôn giáo hiện nay, các vấn đề về quản lý và nghiệp vụ tôn giáo;
- Có khả năng tổng hợp tài liệu về vấn đề nghiên cứu tôn giáo, nghiệp vị tôn gióa, quản lý tôn giáo;
- Có khả năng nghiên cứu về tôn giáo, nghiệp vụ tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn vào công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống:
- Biết tư duy theo hệ thống/logic về các vấn đề của công tác tôn giáo, quản lý tôn giáo;
- Biết phát hiện vấn đề và mối quan hệ giữa các vấn đề trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Biết xác định vấn đề ưu tiên trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Biết phân tích, lựa chọn vấn đề và tìm ra phương án giải quyết cân bằng giữa các vấn đề trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Có khả năng tư duy đa chiều khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo.
2.15. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân Tôn giáo học;
- Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển;
- Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước…);
- Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn:
- Biết hình thành ý tưởng về công việc của công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức vào thực tiễn công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo;
- Có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp;
- Làm chủ được các trang thiết bị phục vụ công việc.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
- Có khả năng dự đoán xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa;
- Biết thiết lập mục tiêu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, nghiệp vụ và quản lý tôn giáo phù hợp với xu thế phát triển;
- Biết xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đề ra trong công tác;
- Biết tổ chức thực hiện các kế hoạch.
2.2. Kỹ năng bổ trợ:
2.2.1. Các kỹ năng cá nhân
- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý;
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;
- Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời;
- Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
2.2.2 Làm việc theo nhóm:
- Biết hình thành nhóm làm việc hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ;
- Biết điều hành hoạt động của nhóm nhằm đạt mục tiêu;
- Biết phát triển nhóm làm việc;
- Biết lãnh đạo nhóm;
- Biết làm việc với các nhóm khác nhau.
2.2.3. Quản lý và lãnh đạo:
- Trung thực, tin cậy và trách nhiệm khi thực hiện các công việc đảm nhiệm;
- Có hành vi chuyên nghiệp trong công tác tôn giáo;
- Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc;
- Biết chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ cả nghiên cứu và giảng dạy;
- Có khả năng đàm phán, thuyết phục đối với tập thể và cá nhân.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp:
- Biết xây dựng chiến lược giao tiếp về tôn giáo;
- Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng trong các tình huống giao tiếp cụ thể;
- Biết thực hiện giao tiếp thành thạo bằng văn bản;
- Biết thực hiện thành thạo các giao tiếp qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;
- Có kỹ năng thuyết trình về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.
2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ:
- Chuẩn bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Biết cách sử dụng và khai thác các tài liệu tiếng nước ngoài liên quan đến vấn đề tôn giáo trong nghiên cứu và giảng dạy;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn
2.2.6 Các kỹ năng bổ trợ khác
    • Tin học và công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng (WORD, EXCEL, POWER POINT, SPSS…) và các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Audobe Audition, Audobe Premiers, Cool Edit,...
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân:
- Nghiêm túc, thật thà
- Chăm chỉ, nhiệt tình.
- Tự chủ, kiên trì.
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro.
- Có lối sống lành mạnh
- Có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, mong muốn vươn lên trong cuộc sống.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
- Có trách nhiệm trong công việc.
- Có hành vi chuyên nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ.
- Có tính chủ động trong công việc.
- Độc lập và sáng tạo.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội:
- Có trách nhiệm với cộng đồng.
- Biết tuân thủ pháp luật
- Biết bảo vệ chân lí, ủng hộ đổi mới tiến bộ.
4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
            - Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Tôn giáo học trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về tôn giáo, làm công tác quản lý tôn giáo, làm việc trong các cơ quan hành chính của Nhà nước như Ban dân vận, Sở Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc ... và các trường của các đoàn thể chính trị xã hội khác.
            - Công tác trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo về tôn giáo bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học.
- Nghiên cứu viên về tôn giáo tại các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học; các cơ quan lý luận chính trị như: Trường Chính trị các tỉnh, Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học An ninh Nhân dân.
- Có cơ hội học lên ở các bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) và trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các trung tâm/ viện/ cơ sở nghiên cứu về tôn giáo như: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Văn hóa, Trung tâm Văn hóa và Tín ngưỡng – Học viện CT – HC Quốc gia HCM, ...
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:  139 tín chỉ, trong đó:
             * Khối kiến thức chung  trong ĐHQGHN:                           27 tín chỉ
            (Không tính các học phần GDTC và GDQP-AN, kỹ năng bổ trợ)    
             * Khối kiến thức chung theo lĩnh vực:                              26 tín chỉ
            + Bắt buộc                                          20  tín chỉ        
                        + Tự chọn                                         06/10  tín chỉ
             * Kiến thức theo khối ngành:                                                18 tín chỉ
                        + Bắt buộc                                          12 tín chỉ
                        + Tự chọn                                           06/18 tín chỉ
* Khối kiến thức theo nhóm ngành:                                      18 tín chỉ
                        + Bắt buộc                                          14 tín cỉ
                        + Tự chọn                                           04/10 tín chỉ
             * Khối kiến thức ngành:                                                                    50 tín chỉ
                        + Bắt buộc cho tất cả các chuyên ngành   25  tín chỉ
                        + Tự chọn hướng chuyên ngành 12 tín chỉ, trong đó bắt buộc theo chuyên ngành 8 tín chỉ, tự chọn 4/10 tín chỉ                                            
                        +  Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 13 tín chỉ
 
STT số Các học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Học phần tiên quyết
  Lý thuyết Thực hành Tự học  
I   Khối kiến thức chung
(chưa tính GDQP, GDTC, kỹ năng bổ trợ,)
27  
1 PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1
(Principles of Marxist and Lennist 1)

 
2 24 6    
2 PHI1005 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2
(Principles of Marxist and Lennist 2)

 
3 36 9   PHI1004
3 POL1001 Tư  tưởng Hồ Chí Minh
(Ho Chi Minh’s Ideology)
                                  [I1] 
2 20 10   PHI1005
4 HIS1002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
(Revolution Lines of Vietnam Communist Party)
3 42 3   POL1001
5 INT1004 Tin học cơ sở 2
(Introduction to Informatics 2)

 
3 17 28    
6
 
  Ngoại ngữ cơ sở 1
(Foreign Language 1)
4 16 40 4  
FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1
(General English 1)
   
FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1
(General  Russian 1)
 
FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1
(General  French 1)
 
FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1
(General  Chinese 1)
 
FLF2501 Tiếng Đức cơ sở 1
(General German 1)
 
7   Ngoại ngữ cơ sở 2
(Foreign Language 2)
5 20 50 5  
FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2
(General  English 2)
  FLF2101
FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2
(General  Russian 2)
FLF2201
FLF2302 Tiếng Pháp cơ sở 2
(General  French 2)
FLF2301
FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2
(General  Chinese 2)
FLF2401
FLF 2502 Tiếng Đức cơ sở 2
(General  German 2)
FLF2501
8   Ngoại ngữ cơ sở 3
(Foreign Language 3)
5 20 50 5  
FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3
(General  English 3)
  FLF2102
FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3
(General  Russian 3)
FLF2202
FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3
(General  French 3)
FLF2302
FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3
(General  Chinese 3)
FLF2402
FLF2503 Tiếng Đức cơ sở 3
(General German 3)
FLF2502
9   Giáo dục thể chất
(Physical Education)
4        
10   Giáo dục quốc phòng – an ninh
(Military Education)
8        
11   Kỹ năng bổ trợ
(Supplementary Skills)
3        
II   Khối kiến thức theo lĩnh vực 26  
II.1   Các học phần bắt buộc 20  
12 MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học
(Research and graduate study methodology)
3 39 6    
13 HIS1056 Cơ sở văn hoá Việt Nam
(Vietnamese Culture)
3 39 6    
14 HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới
(History of Civilization)
3 39 6    
15 PHI1054 Logic học đại cương
(Introduction to Logics)
3 39 6    
16 THL1057 Nhà nước và pháp luật đại cương
(Introduction to State and law)
2 26 4   PHI1004
17 PSY1051 Tâm lý học đại cương
(Introduction to Psychology)
3 39 6    
18 SOC1051 Xã hội học đại cương
(Introduction to Sociology)
3 39 6    
    Các học phần tự chọn 6/10  
19 INE1014 Kinh tế học đại cương
(Introduction to Economics)
2 26 4    
20 EVS1001 Môi trường và phát triển
(Environment and Development)
2 26 4    
21 MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội
(Statistics of Social Sciences)
2 24 6    
22 LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt
(Vietnamese writing Practice)
2 10 10 10  
23 LIB1050 Nhập môn Năng lực thông tin
(Introductory to information Capacity)
2 24 6    
III   Kiến thức theo khối ngành 18  
III.1   Các học phần bắt buộc 12  
24 ANT1101 Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
(The ethnic and nationality policies in Vietnam)
3 39 6    
25 POL1052 Chính trị học đại cương
(Introduction to Political Sciences) 
3 39 6    
26 ITS1101 Thể chế chính trị thế giới
(Political institutions in the world)
3 39 6    
27 PHI1101 Tôn giáo học đại cương
(Introduction to Religion)
3 39 6   PHI1004
III.2   Các học phần tự chọn 6/18  
28 JOU1051 Báo chí truyền thông đại cương
(Introduction to Journalism and Communications)
3 39 6    
29 MNS1103 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
(The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam)
3 39 6    
30 ANT1100 Nhân học đại cương
(Introduction to Anthropology)
3 39 6    
31 PHI1102 Lịch sử triết học đại cương
(Introduction to philosophy History)
3 39 6    
32 HIS1100 Lịch sử Việt Nam đại cương
(Introduction to Vietnam History)
3 39 6    
33 PHI1105 Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
(Method of manufacturing in Asia and villages in Vietnam)
3 39 6   PHI1004
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 18  
IV.1   Các học phần bắt buộc 14        
34 PHI1160 Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam
(The phenomenon of new religions in the world and Vietnam)
3 39 6   PHI1101
35 PHI3055 Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX về tôn giáo
(Vietnam thinkers of Views  for religion from the 10th century to the first half of the 20th century)
2 26 4    
36 PHI1161 Lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng
(The general theory for religion and belief)
3 39 6   PHI 1101
37 PHI2016 Triết học tôn giáo
(Philosophy of Religion)
2 26 4    
38 PHI1162 Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo (Marxist view of religion, methodological study of religion) 4 52 8    
IV.2   Các học phần tự chọn 4/10  
39 PHI3081 Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam
(The issue of religion in the process of building socialism in Vietnam)
2 26 4   PHI 1161
40 PHI1163  Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay
(Religion in the context of globalization and the current social problems)
4 52 8    
41 PHI3052 Quan niệm ngoài mác xít về tôn giáo
(Non-Marxist view of religion)
2 26 4    
42 PHI1164 Công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam
(Social work of Religion in Vietnam)
2 26 4   SOC 1051
V   Khối kiến thức ngành
 
50        
V.1   Các học phần bắt buộc  chung cho các hướng chuyên ngành 25  
43 PHI3097 Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam
(Buddhism and Confucianism in Vietnam)
4 52 8    
44 PHI3098 Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
(Catholics in Vietnam: History and Present)
3 39 6    
45 PHI3099 Đạo Tin lành ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
(Protestantism in Vietnam: History and Present)
3 39 6    
46 PHI3100 Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
(Islam in Vietnam: History and Present)
3 39 6    
47 PHI3096 Lịch sử các tổ chức tôn giáo
(The history of religious organizations)
2 26 4    
48 PHI3101 Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo
(Introduction to scriptures book of Religions)
3 39 6    
49 PHI3095 Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam
(Religion, beliefs and festival in Vietnam)
3 39 6   PHI 1161
50 PHI3102 Lịch sử nghệ thuật tôn giáo
(The history of religious art)
2 26 4    
51 PHI3103 Tôn giáo học so sánh
(Comparative Religion)
2 26 4   PHI 1161
V.2   Các học phần hướng chuyên ngành
(Sinh viên chọn 1 trong 3 hướng chuyên ngành dưới đây)
12  
V.2.1   Hướng chuyên ngành Văn hóa tôn giáo 12  
V.2.1.1   Các học phần bắt buộc 8        
52 PHI3104 Văn học nghệ thuât và Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo 
(Literature, Art and Culture for Spiritual Tourism of Religion)
4 52 8    
53 PHI3105 Biểu tượng tôn giáo – Cơ sở của văn hóa
(Religious Symbol – Establishment of Culture)
2 26 4    
54 PHI3106 Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo
(Music Art of Religion)
2 26 4    
V.2.1.2   Các học phần  tự chọn 4/10  
55 PHI3107 Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của Mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc
(Concept of the truth and the beauty  through symbols of Fine arts and Buddhist literature of the Vietnamses ethnic)
2 26 4    
56 PHI3108 Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay
(Religieuos  ethics with social ethics in Vietnam today)
2 26 4    
57 SIN3057 Hán Nôm và thư pháp trong tôn giáo
(Sino and calligraphy in religion)
2 26 4    
58 PHI3109 Phê bình học tôn giáo
(Criticism of religion)
2 26 4    
59 PHI3128 Văn hóa tín ngưỡng vùng Tây Nam bộ
(Belief  Culture in The Southwest)
2 26 4    
V.2.2   Hướng chuyên ngành Quản lý và công tác tôn giáo 12  
V.2.2.1   Các học phần bắt buộc 8  
60 PHI3129 Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo
(Religion and Religious Work Operation)
4 52 8    
61 PHI3130 Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và giáo hội học tôn giáo
(State Administration for Belief, Religion and Religious Ecclesiology)

 
4 52 8    
V.2.2.2   Các học phần tự chọn 4/10  
62 PHI3131 Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo
(Psychology, Anthropology and Sociology for Religion)
4 52 8    
63 PHI3132 Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp
(State - Religion - Laws)
2 26 4    
64 PHI3133 Báo chí và truyền thông của tôn giáo
(Journalism and Communication of religion)
2 26 4    
65 PHI3134 Công tác từ thiện xã hội và giáo dục đào tạo trong tôn giáo
(Social Charity Work and Education in Religion)
2 26 4    
V.2.3   Hướng chuyên ngành Tôn giáo và tín ngưỡng bản địa 12  
V.2.3.1   Các học phần bắt buộc 8  
66 PHI3135 Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa 54 dân tộc Việt Nam và lễ tục vòng đời
(Indigenous Belief and Religion of 54 Vietnamese Nations and Lifecycle Rites)
4 52 8    
67 PHI3136 Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa một số quốc gia trên thế giới và Đông Nam Á
(Indigenous Belief and Religion in the World and the Southeast Asia)
4 52 8    
V.2.3.2   Các học phần tự chọn 4/10        
68 PHI3137 Thần học tôn giáo
(Theology of religions)
2 26 4    
69 PHI3138 Lịch sử các học thuyết tôn giáo
(The history of religious doctrine)
2 26 4    
70 PHI3139 Địa lý và sinh thái học tôn giáo
(Geography and Ecology of religion)
2 26 4    
71 PHI3140 Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam
(Taoism and Taoism in Vietnam)
2 26 4    
72 PHI3141 Phật giáo Nam tông khmer: Lịch sử và hiện tại
(Khmer Theravada Buddhism: History and Present)
2 26 4    
V.3   Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 13  
73 PHI4060 Thực tập
(Internship)
4 10 50    
74 PHI4061 Thực tập tốt nghiệp
(Graduation Internship)
4 10 50    
75 PHI4062 Khoá luận tốt nghiệp
(Thesis)
5        
    Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp 5
76 PHI4063  Tôn giáo, Tín ngưỡng: những vấn đề lý luận và thực tiễn
(Religion, Belief: the theoretical issues and practical)
3 39 6    
77 PHI4064 Tôn giáo, tín ngưỡng: Lịch sử và hiện tại
(Religion, Beliefs: History and Present)
2 26 4    
    Tổng cộng 139        
                   

Ghi chú: Các học phần ngoại ngữ (từ số 6 đến số 8) lác các học phần điều kiện, kết quả đánh giá không tính vào điểm trung bình trung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình trung tích lũy, nhưng là điều kiện để xét tốt nghiệp.
 
PHẦN IV: TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần I)
Số tín chỉ: 2TC
Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:
Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội.   
2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần II)
Số tín chỉ: 3TC
Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:
Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội.   
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:
- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.
- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học:
- Hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam;
- Những kiến thức cơ bản và có hệ thống về đường lối cách mạng của Đảng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết… của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.


5. Tin học cơ sở
Số tín chỉ: 4TC
Học phần Tin học cơ sở gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin cần thiết nhất cho sinh viên. Nội dung chủ yếu là thực hành và các kĩ năng làm việc với máy tính và sử dụng phần mềm. Cụ thể là các khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và máy tính điện tử, sử dụng máy tính cá nhân, sử dụng bộ phần mềm văn phòng trong công tác hàng ngày như soạn thảo văn bản, soạn thảo bài trình diễn, sử dụng bảng tính, sử dụng Internet.
6. Ngoại ngữ A1       
Số tín chỉ: 5TC
Ngoại ngữ A1 là học phần đầu tiên trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các khoa của trường ĐH KHXH&NV. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống quen thuộc hàng ngày như tự giới thiệu, giới thiệu, gặp gỡ, làm quen, hỏi/chỉ đường, miêu tả.v.v. và góp phần chuẩn bị một số kiến thức và năng lực ngôn ngữ cho sinh viên học tiếp ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên sẽ được học ngữ pháp kết hợp với luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và phát âm. Sau khóa học, sinh viên sẽ có khả năng nhớ được khoảng 1000 từ vựng và có thể áp dụng khoảng 700 từ vựng và một số thì đơn giản (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản, v.v.) vào giao tiếp.
7. Ngoại ngữ A2                   
Số tín chỉ: 5TC
Ngoại ngữ A2 là học phần thứ hai trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các khoa của trường ĐH KHXH&NV. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống quen thuộc hàng ngày góp phần chuẩn bị một số kiến thức và năng lực ngôn ngữ cho sinh viên học tiếp ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên sẽ được học ngữ pháp và từ vựng kết hợp với luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau khóa học, sinh viên sẽ có thể sử dụng được các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ tiếp diễn, tương lai vào giao tiếp. Sinh viên có thể sử dụng được các từ vựng với các chủ đề thông thường như : nghề nghiệp, cảm xúc, tiền tệ, đồ gia dụng, thức ăn đồ uống… Từng dạng bài tập của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sẽ được rèn luyện với các mức độ khác nhau.
8. Ngoại ngữ B1        
Số tín chỉ: 5TC
Ngoại ngữ B1 cung cấp thêm những kiến thức về từ vựng cũng như về ngữ pháp để sinh viên có thể  giao tiếp trong một số tình huống cụ thể và chuyên sâu hơn, giúp sinh viên nắm được kiến thức về thì động từ (hiện tại hoàn thành đơn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành…) và các loại câu như : chủ động, bị động, câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu điều kiện loại một và hai,.. . cũng như phân tích các thành phần câu.
9. Giáo dục thể chất
Số tín chỉ : 4TC
Là học phần thực hành nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên, rèn luyện sức khỏe phục vụ cho công việc học tập. Bên cạnh đó học phần còn giúp người học rèn luyện các đức tính cần thiết như : kiên trì, dẻo dai, bền bỉ, xử lý tình huống, làm việc theo nhóm, hợp tác với người khác... thông qua việc học các học phần như : điền kinh, bóng rổ, Erobic, khiêu vũ thể thao...
10. Giáo dục quốc phòng – an ninh
Số tín chỉ : 8TC
Là học phần bắt buộc nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giáo dục quốc phòng – an ninh, giúp người học có bản lĩnh chính trị vững vàng, có những hiểu biết căn bản, những kỹ năng cơ bản về giáo dục quốc phòng thông qua việc học lý thuyết và thực hành, sẵn sàng tham gia vào quốc phòng – an ninh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
11. Kỹ năng bổ trợ
Số tín chỉ : 8TC
Học phần nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng bổ trợ như : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình vấn đề, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu, kỹ năng giao tiếp... các kỹ năng này sẽ góp phần giúp sinh viên học tập, nghiên cứu một cách có hiệu quả.
12. Các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học, hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng luận điểm khoa học, vai trò của luận điểm khoa học trong nghiên cứu khoa học, trình tự xây dựng luận điểm khoa học, giả thuyết khoa học, chứng minh luận điểm khoa học, các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học (như nghiên cứu tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm, ph­ương pháp trắc nghiệm, hội nghị khoa học, xử lý thông tin khoa học, phân tích kết quả nghiên cứu...), trình bày luận điểm khoa học, luận văn khoa học. Hình thành kỹ năng thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng luận điểm khoa học, chứng minh luận điểm khoa học và trình bày luận điểm khoa học, viết tài liệu khoa học, thuyết trình khoa học. Hình thành đạo đức khoa học trong sinh viên
13. Cơ sở văn hóa Việt Nam.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về văn hóa như: văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Học phần cũng cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, từ đó giúp người học có thể lý giải về các khía cạnh của văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ giữa con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam với văn hoá; những đặc trưng chung của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá ở Việt Nam và những nét nổi bật của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.
Học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng giới thiệu cho người học những thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam như ngôn ngữ, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo), tín ngưỡng (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu), lễ hội…; diễn trình của lịch sử văn hoá Việt Nam từ thời tiền sơ sử cho đến nay hay những đặc trưng của các vùng văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó bước đầu định hướng nhận thức về sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới. 
14. Lịch sử văn minh thế giới.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học sự hình thành và phát triển của văn minh nhân loại thông qua việc trình bày các nền văn minh tiêu biểu như (1) văn minh Ai Cập; (2) văn minh Lưỡng Hà ; (3) văn minh Trung Hoa ; (4) văn minh Ấn Độ ; (5) văn minh A rập; (6) văn minh Đông Nam Á; (7)  văn minh Hy Lạp - La Mã; (8) văn minh Tây Âu trung đại; (9) văn minh công nghiệp; (10) văn minh thế kỷ XX...
Trong mỗi nền văn minh sẽ giới thiệu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội-văn hóa tới sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.
Trình bày khái quát những nét chủ yếu của tiến trình văn minh và những đóng góp tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học –kỹ thuật, tôn giáo...
15. Logic học đại cương.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học các hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và có hệ thống về các hình thức tồn tại của tư duy như: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và các quy luật lô gích hình thức cơ bản của tư duy như : Luật đồng nhất; Luật cấm mâu thuẫn; Luật bài trung; Luật lý do đầy đủ. Từ đó sinh viên hình dung được một cách cụ thể vai trò và tác động của tư duy lô gích trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Giúp người học có khả năng tìm kiếm, nhận dạng và khắc phục những lỗi lô gích của tư duy trong quá trình phản ánh, đồng thời xây dựng được phương pháp tư duy chính xác chặt chẽ, khoa học cho mình. Học phần không chỉ trang bị cho sinh viên những phương pháp tư duy đúng đắn để có thể phán ánh chân thực đối tượng ở trạng thái đứng im tương đối của đối tượng (mặt hình thức của nó) mà còn cung cấp những  cơ sở và nền tảng cho một phương pháp tư duy đúng đắn nói chung, giúp người học có thể vận dụng nó trong việc lĩnh hội các khoa học khác và dùng nó trong hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là học phần đã đang và nên là học phần phổ cập và bắt buộc đối với sinh viên ở giai đoạn đại cương trong tất cả các trường đại học.
16. Nhà nước và pháp luật đại cương.
Số tín chỉ: 2TC        
Học phần cung cấp cho người học những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất, mang tính toàn diện và hệ thống các tri thức về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu bản chất, vai trò xã hội, quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển  của hai hiện tượng xã hội này. Ngoài ra nhà nước và pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây cũng là học phần nghiên cứu một cách toàn diện và  có hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc và các quy luật về nhà nước  và pháp luật.
17. Tâm lý học đại cương.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản của tâm lý học như: tâm lý, tâm lý học, hoạt động, giao tiếp, nhân cách; các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học như: quan sát, điều tra, trắc nghiệm, thực nghiệm, phỏng vấn..; quá trình hình thành và phát triển tâm lý người; các đặc điểm, qui luật và cơ chế tâm lý của các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý con người; phân tích và chứng minh vai trò của các yếu tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách; dự báo các xu hướng, tiềm năng và tiền đồ phát triển của khoa học tâm lý trong thể kỉ XXI.
18. Xã hội học đại cương.
Số tín chỉ: 3TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao gốm: đối tượng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học, các khái niệm, phạm trù và nguyên lý cơ bản xã hội học, các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, một số lý thuyết và phương pháp xã hội học. Trên cơ sở của các khái niệm cơ bản, sinh viên có thể hiểu được mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội. Các mối quan hệ xã hội thể hiện ở các cấp độ xã hội khác nhau và phản ánh những đặc trưng xã hội  về các mặt hoạt động cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế ,chính trị văn hóa và xã hội. Xã hội như một tổng thể có cấu trúc xác định và có thể phân tích theo các tiếp cận cấu trúc, chức năng hay hành động xã hội. Sau khi học xong môn xã hội học đại cương, sinh viên có thể  hiểu được một cách khái quát về vị trí vai trò của các cá nhân, các nhóm xã hội, các thiết chế, các tổ chức xã hội, các tầng lớp và các giai cấp xã hội trong một xã hội tổng thể. Trên cơ sở những tri thức đó, giáo dục cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp xã hội học trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
19. Kinh tế học đại cương.
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế học hiện đại (Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô). Học phần bắt đầu bằng việc giới thiệu những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế và những phương pháp của khoa học kinh tế. Tiếp đó là phần phân tích cơ bản về một trong những nội dung quan trọng nhất của kinh tế thị trường – cầu, cung, giá cả cân bằng và thực chất của sự điều tiết của cơ chế thị trường cũng như việc Chính phủ tác động vào các thị trường. Trên quan điểm phân tích chi phí và lợi ích, học phần đi sâu giải thích hành vi của doanh nghiệp trên các thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 
Học phần dành một phần quan trọng để luận giải các vấn đề của toàn bộ hệ thống kinh tế. Đó là các vấn đề tổng cầu, tổng cung, sản lượng quốc gia, thất nghiệp và lạm phát. Trên nền tảng này, học phần tập trung luận giải việc sử dụng các công cụ chính sách của Chính phủ (chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương) nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế.    
20. Môi trường và phát triển .
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học hệ thống các khái niệm về tài nguyên, môi trường và phát triển. Đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của các vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội.
Tiếp theo, học phần giới thiệu các công cụ luật pháp, kinh tế, khoa học công nghệ để bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động của chiến lược và các hoạt động phát triển tới môi trường.
Học phần dành một phần ba thời lượng học tập để sinh viên nghiên cứu và thảo luận về mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường và phát triển với lĩnh vực chuyên ngành học tập của sinh viên.
21. Thống kê cho khoa học xã hội.
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, đơn giản của Thống kê ứng dụng để xử lý đại lượng quan trọng, rất hay được dùng trong thực tế; tỷ lệ và trung bình. Đó là bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, kiểm tra
Học phần trang bị cho sinh viên một số kết quả cơ bản, đơn giản của Thống kê ứng dụng để xử lý hai đại lượng quan trọng, rất hay được dùng trong thực tế: tỷ lệ và trung bình. Đó là bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, kiểm tra tính độc lập giữa hai đại lượng; tương quan và hồi quy giữa hai biến.
22. Thực hành văn bản tiếng Việt.
Số tín chỉ: 2TC
Học phần cung cấp cho người học khái quát văn bản khoa học: tìm chủ đề, phân tích kết cấu tổng thể của văn bản thành các phần mở đầu, nội dung, kết luận và nhận biết cơ sở để chia tách các phần đó. Phân tích tính hợp lí/ lôgíc của đề cương văn bản. Phân tích lối lập luận của văn bản. Phân tích những biểu hiện của mạch lạc văn bản (giữa các phần lớn và giữa các đoạn nhỏ hơn trong một phần lớn như phần nội dung văn bản).
Phân tích các bộ phận của văn bản: cấu tạo đoạn văn, phép suy lí, kết tử lập luận, tác tử lập luận, phân tích trật tự tuyến tính của các cú/mệnh đề hữu quan qua phép cải biến và nhận xét tính hơn trội của trật tự nào đó trong ngữ cảnh. Phát hiện các phương tiện liên kết giữa các câu và các đoạn văn. Phát hiện, phân tích và sửa lỗi ở phạm vi văn bản (lỗi phân đoạn, lỗi liên kết…) và ở phạm vi câu (câu sai về cấu tạo ngữ pháp, về ngữ nghĩa, về cách dùng hư từ, về trật tự từ…)
Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản.
Luyện tập kĩ năng tạo lập văn bản: lập dàn ý/đề cương dựa trên chủ đề cho sẵn, viết một đoạn nào đó để triển khai chủ đề bộ phận, viết văn bản theo dàn ý/đề cương, cách viết trình bày lịch sử vấn đề đang được nghiên cứu, cách thức lập thư mục tài liệu tham khảo.
23. Nhập môn Năng lực thông tin
Số tín chỉ: 2
Học phần Nhập môn năng lực thông tin cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về cách thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập. Học phần này đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, giúp sinh viên có kỹ năng trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin một cách có hiệu quả.
24. Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Học phần Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam gồm 2 nội dung chính: Các dân tộc ở Việt Nam (54 dân tộc) và Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Học phần sẽ cung cấp cho người học các kiến thức từ nguồn gốc lịch sử, tên gọi, địa bàn cư trú, các sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc Việt Nam (kể cả dân tộc đa số - người Việt và 53 thành phần dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Học phần cũng cung cấp những kiến thức về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Những chính sách đó đã trải nghiệm qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc ở nước ta. Thành công lớn nhất của chính sách dân tộc ở Việt Nam là luôn tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
25. Chính trị học đại cương
Số tín chỉ: 3
Môn Chính trị học đại cương nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Học phần cung cấp cho sinh viên những khái niêm, phạm trù cơ bản của chính trị học như: chính trị, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, hoạt động chính trị, chủ thể hoạt động chính trị, quyết định chính trị, văn hóa chính trị, v.v.. Từ đó sinh viên có khả năng nhận thức, phân tích chính trị và có thái độ chính trị đúng đắn.
Học phần trang bị cho sinh viên hiểu biết về thực tiễn, xu hướng cơ bản của đời sống chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay.


26. Thể chế chính trị thế giới
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan đến chính trị, thể chế chính trị, nguồn gốc, chức năng của nhà nước. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ được giới thiệu về cách phân loại các loại hình thể chế chính trị chủ yếu từ góc độ so sánh trên ba phương diện là tính chất, nguyên tắc tổ chức và biểu hiện. Sau đó, học phần đi sâu nghiên cứu về hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định tính chất, hình thức và nguyên tắc tổ chức, vận hành của bất cứ quốc gia nào. Sau đó, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, cấu trúc, chức năng đặc điểm của các cơ quan cấu thành thể chế chính trị là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cuối cùng, học phần phân tích một số yếu tố tác động tới hoạt động của các thể chế như đảng phái, bầu cử, các phương tiện thông tin đại chúng và kết thúc bằng một số thể chế khu vực mà tiêu biểu là EU và ASEAN..
27. Tôn giáo học đại cương                                                                                            
Số tín chỉ: 3
Tôn giáo học là một khoa ngành học, song ở đây mới dừng lại ở chỗ coi nó là một học phần mang tính đại cương, do vậy nội dung của học phần mới chỉ dừng lại ở những vấn cơ bản và chung nhất của Tôn giáo học, cụ thể gồm: Bản chất của tôn giáo, nhằm lí giải tôn giáo là gì, đặc trưng của ý thức (hay niềm tin) tôn giáo, phân biệt ý thức tôn giáo với một số hình thái ý thức xã hội khác. Nguồn gốc của tôn giáo, nhằm lí giải những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới sự xuất hiện tôn giáo, chứng minh sự ra đời tôn giáo là tất yếu, khách quan của lịch sử xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết cấu của tôn giáo hiện đại (tôn giáo với tư cách là tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tôn giáo cơ cấu), lí giải các bộ phận cấu thành tôn giáo và quan hệ cũng như vai trò của chúng. Chức năng xã hội hội của tôn giáo, nhằm vai trò hay sự tác động của tôn giáo đối với xã hội. Sự ra đời tôn giáo, các kiểu tôn giáo trong lịch sử, lí giải quá trình xuất hiện và sự phát triển của tôn giáo với một số kiểu, hình thức tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, tìm hiểu về một số hình thức tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt và về đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam, tìm hiểu sự  ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Phật. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam và sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua một số thời kỳ lịch sử. Kitô giáo và Kitô giáo ở Việt Nam, tìm hiểu sự ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Kitô, sự phân hóa trong đạo Kitô. Sự du nhập Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành) vào Việt Nam và sự phát triển của Kitô giáo ở Việt Nam qua một số thời kỳ lịch sử. Đạo Islam và đạo Islam ở Việt Nam, tìm hiểu về sự ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Islam. Sự du nhập đạo Islam vào cộng đông người Chăm ở Việt Nam. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Một số quan điểm cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Đường lối, chính sách và pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với tôn giáo.   
28. Báo chí truyền thông đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hình thức báo chí và truyền thông trên thế giới và Việt Nam; những nội dung của báo chí và truyền thông tôn giáo ở Việt Nam; có kiến thức căn bản trên các lĩnh vực truyền thông cụ thể như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo, quan hệ công chúng hiện nay. Sinh viên nắm được xu hướng phát triển của các loại hình báo chí trong nước và trên thế giới, có khả năng phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí.
29. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: những khái niệm cơ bản, nguồn gốc của hiến pháp, những đặc trưng của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, tóm tắt nội dung hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp…



30. Nhân học đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các vấn đề nhân học. Nắm được các tri thức và những lý thuyết (bao gồm khái niệm, cách tiếp cận, khung lý thuyết), phương pháp nghiên cứu (bao gồm các kỹ thuật thu thập tài liệu, phân tích xử lý và trình bày tài liệu) và một số tri thức phổ thông về một số vấn đề quan trọng của nhân học. 
31.  Lịch sử triết học đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần Lịch sử triết học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các giai đoạn của lịch sử triết học: triết học Tây Âu các thời kỳ cổ - trung – cận – hiện đại, các thời kỳ của triết học Phương Đông; đặc trung của các thời kỳ và những thành tựu, hạn chế của các thời kỳ đó. Từ đó người học có được cái nhìn hệ thống về dòng chảy triết học, tính nối tiếp, kế thừa của các giai đoạn sau với giai đoạn trước.
32. Lịch sử Việt Nam đại cương
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay. Bao trùm toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam là những nội dung lớn như: sự thay thế, phát triển kế tiếp giữa các triều đại, các thời đại lịch sử; quá trình ra đời và hoàn thiện của hệ thống nhà nước và pháp luật; những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội; lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Các vấn đề trên sẽ được trình bày theo lịch đại (trình tự thời gian), đồng thời, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, các vấn đề sẽ được phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học.


33. Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên, trên cơ sở kiến thức chung về HTKTXH được học trong chương trình CNDV về lịch sử, những kiến thức về một loại HTKTXH khác đã được các nhà kinh điển Mác xít đề cập đến, nằm ngoài loại hình cổ điển Hi La cũng như những biểu hiện cụ thể của phương thức sản xuất đó ở Việt Nam. Thuật ngữ “PTSX châu Á” là chưa thật chuẩn so với cách phân chia 5 HTKTXH theo triết học mác xít, nhưng điều rõ ràng là, trong lịch sử, ở phần lớn các nước trên thế giới (mà phương Đông, châu Á là tiêu biểu), đã từng tồn tại một kiểu kết cấu KTXH khác với các nước Tây Âu. Do vậy, học phần có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn tại các xã hội châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nội dung học phần giúp sinh viên nắm được nội hàm của khái niệm PTSX châu Á; xuất phát điểm cho các nghiên cứu về PTSX đặc thù ở châu Á; phân tích các yếu tố cấu thành của PTSX châu Á dưới tác động của các vấn đề: sở hữu ruộng đất; nguồn gốc, bản chất, chức năng nhà nước; vai trò của thành thị; và đặc biệt là công xã nông thôn. Sau khi nắm vững được PTSX châu Á ở góc độ lí luận, sinh viên sẽ được đi sâu vào tìm hiểu biểu hiện cụ thể của PTSX châu Á qua những vấn đề làng xã Việt Nam, ảnh hưởng và hệ quả của PTSX châu Á ở Việt Nam trong lịch sử: vai trò của Hương ước, luật tục so với luật pháp; vấn đề phân hóa xã hội; hướng giải quyết hệ quả của PTSX châu Á trên con đường đi lên CNXH. Qua đó, sinh viên có thể lí giải những biểu hiện tàn dư của “PTSX châu Á” trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội hiện nay, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn.
34. Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam
Số tín chỉ: 03
Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên sẽ hiểu được những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam: Về khái niệm hiện tượng tôn giáo mới; Bối cảnh quốc tế và thời đại ra đời hiện tượng tôn giáo mới; Thực trạng và phân loại hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới. Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được, sinh viên có khả năng vận dụng vào việc phân tích tình hình thực tế về hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
35. Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX về tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Hiện nay, trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học về tôn giáo học ở nước ta, kiến thức về tôn giáo học Việt Nam được coi là một bộ phận cơ bản chiếm tỷ trọng lớn.
Tri thức về đời sống tôn giáo dân tộc và các quan niệm về chúng trong lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng của chuyên ngành Tôn giáo học. Tại Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng về các tôn giáo có vai trò nền tảng cho toàn bộ đời sống tinh thần, văn hóa của con người Việt Nam. Những tư tưởng của tôn giáo ít nhiều trong 2000 năm qua đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo toàn bộ nền văn minh chúng ta, những điều cốt lõi được ghi lại trong di sản của các nhà tư tưởng Việt Nam. Muốn hiểu biết con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, không thể bỏ qua di sản tư tưởng về tôn giáo trong kho tàng tư liệu phong phú của dân tộc mà rõ ràng rất cần nghiên cứu một cách căn bản các tư tưởng này. Vì thế học phầnQuan điểm của các nhà tư tưởng về tôn giáo ở Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX” có mục tiêu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các nội dung tư tưởng về tôn giáo tại Việt Nam thời phong kiến từ góc độ tiếp cận tôn giáo học mác-xít. Đó là những tư tưởng, nhận thức về các tôn giáo lớn có mặt ở Việt Nam: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo (với những yếu tố có tính chất tôn giáo), Thiên Chúa giáo... Quan niệm về các giáo lý, giáo lễ, giáo hội, giáo luật... Quan niệm về vai trò, chức năng, kết cấu,... giá trị của các tôn giáo đó. Quan niệm về mối liên hệ giữa các tôn giáo đó với các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần: Triết học, chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật... nhất là giúp sinh viên nắm bắt những biểu hiện các nội dung tư tưởng đó qua một số đại diện tư tưởng tiêu biểu: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Minh Mệnh, Tự Đức, Liễu Quán... ở các thời.
36. Lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng
Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản cho người học những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng; Các khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng; Phân loại, chức năng và vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng. Những kiến thức lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng được vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu và quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng; Trang bị cho người học những kiến thức về quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử: Quan niệm Mác – Lênin về tôn giáo, Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng; Phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng: một số quan điểm (xu hướng), điểm tương đồng và khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng. Một số vấn đề khi nghiên cứu, tiếp cận tôn giáo và tín ngưỡng. Vận dụng những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng trong thực tiễn của Việt Nam: Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay, Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây.
37. Triết học tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Học phần “Triết học tôn giáo” trình bày gồm 5 chương, đem lại cho sinh viên sự hiểu biết cơ bản về hệ thống những nền triết học tôn giáo ở phương Đông và phương Tây. Về đại thể, nội dung của mỗi chương đề cập đến các khái niệm, bản chất triết học tôn giáo, những tiền đề xã hội để hình thành và phát triển triết học của các tôn giáo cụ thể như: Đạo Do Thái, Đạo Kitô, Đạo Phật. Trên cơ sở những kiến thức khoa học đó đã tạo cho sinh viên có nội dung quan điểm khoa học về Tôn giáo, sự hiểu biết sâu sắc về tôn giáo, nắm vững quy luật tồn tại, phát triển, biến đổi và tác dụng, tác hại của tôn giáo. Trên cơ sở đó cung cấp đầy đủ hơn những luận cứ khoa học cho chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo ở nước ta.
38. Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo và Chính sách, quản lý Nhà nước về tôn giáo
Số tín chỉ: 4
Học phần lý giải một cách có hệ thống cách tiếp cận quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin về tôn giáo từ góc độ triết học. Khẳng định các ông không phải là nhà Tôn giáo học, do vậy quan niệm của các ông về tôn giáo mang tính dẫn xuất từ triết học. Song các quan niệm mang tính triết học ấy (đặc biệt là triết học duy vật về lịch sử) lại là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu tôn giáo một cách khoa học dưới góc độ của tôn giáo học và một số góc độ khác. Nghiên cứu quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin về tôn giáo trong quá trình hình thành và phát triển triết học của các ông. Quan hệ giữa một số luận điểm triết học và quan niệm về tôn giáo trong triết học Mác. Phân tích quan điểm, quan niệm của C. Mác. Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về tôn giáo trong một số tác phẩm kinh điển và đánh giá về các quan niệm này. Bối cảnh quốc tế của chính sách và quản lý về tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo trên thế giới; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam: Cơ sở lý luận ban hành chính sách và quản lý đối Nhà nước với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Cơ sở thực tiễn ban hành chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Nội dung của chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo (Chính sách đối với hoạt động của tín đồ các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của chức sắc các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của tổ chức tôn giáo). Kinh nghiệm thực hiện chính sách và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – một số vấn để đặt ra.


39. Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam
Số tín chỉ : 2
Học phần “Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” tập trung nghiên cứu hai mảng vấn đề chính: Những vấn đề về bản chất, nguồn gốc và tác động của tôn giáo trong đời sống xã hội, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo từ năm 1990 đến nay. Những quan điểm đó được thực hiện thông qua những nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể của tôn giáo, như: tín đồ; hàng ngũ chức sắc, nhà tu hành; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; các tổ chức tôn giáo; hoạt động của tôn giáo, quan hệ quốc tế của tôn giáo; kết quả và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam...
40. Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay
Số tín chỉ : 04
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bao gồm: Các quan điểm của giới nghiên cứu thế giới và trong nước về toàn cầu hóa, Bối cảnh toàn cầu hóa và những đặc điểm cơ bản của toàn cầu hóa. Những tác động của toàn cầu hóa đến đời sống tôn giáo thế giới: Tác động của toàn cầu hóa đến Phật giáo, Tác động của toàn cầu hóa đến Công giáo, Tác động của toàn cầu hóa đến Islam, Tác động của toàn cầu hóa đến Tin Lành... Những đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xu hướng vận động và biến đổi của tôn giáo ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nội dung học phần còn là các mối quan hệ giữa tôn giáo với các vấn đề chính trị, xã hội của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Vấn đề tự do tôn giáo trong xã hội ở một số quốc gia hiện nay; vấn đề cải cách và đổi mới tôn giáo trong xã hội phương Đông và phương Tây thời cận hiện đại trước những biến động xã hội; Một số vấn đề xã hội hiện đại của Phật giáo, Công giáo, Kitô giáo; Xu hướng toàn cầu hóa và những biến đổi của đời sống tôn giáo; Vấn đề diễn biến hòa bình trong tôn giáo; Vấn đề tôn giáo mới hiện nay.
            41. Quan niệm ngoài mác xít về tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Học phần này, ngoài việc cung cấp các kiến thức về đối tượng nghiên cứu và  mục đích nghiên cứu tôn giáo của các học phái ngoài Mác-xít, nó chủ yếu đem lại cho sinh viên những kiến thức về các trường phái và lý thuyết khoa học, các bình diện cơ bản của nghiên cứu tôn giáo, các kiểu thức và các bình diện của tôn giáo học Ngoài Mác-xít, như: Nguồn gốc của vũ trụ, muôn loài và con người, quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và đối tượng thờ cúng, quan hệ giữa sự sống và sự chết, khái niệm tính thiêng, quan hệ giữa thần quyền và thế quyền, vấn đề thiết chế tôn giáo và đặc trưng của ngôn ngữ tôn giáo, các phương pháp nghiên cứu tôn giáo; Các trường phái tôn giáo học ngoài Mác-xít bên trong và bên ngoài các tôn giáo, như: Thần học Thiên chúa giáo và các trường phái, Thần học Hindu giáo, Thần học Hồi giáo, Phật học, Khổng học, xã hội học tôn giáo, tâm lí học tôn giáo và các trường phái nghiên cứu tôn giáo khác. Học phần đặc biệt đi sâu vào các quan niệm phân tâm học của Sigmund Freud - cha đẻ của phân tâm học. Học phần cũng đưa ra các vấn đề gây tranh luận trong giải thích các hiện tượng tôn giáo để sinh viên làm quen với tính độc lập trong phê phán các quan niệm học thuật về tôn giáo.
42. Công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam
Số tín chỉ: 02
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác xã hội của các tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các hoạt động công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam nhằm mục đích hướng đến thúc đẩy sự phát triển xã hội. Tiến trình công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người trong các tôn giáo (ví dụ như hỗ trợ việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm cho tín đồ, người nghèo, người gặp khó khăn...); Các hoạt động công tác xã hội bao gồm từ thiện xã hội của tôn giáo chính nhằm đáp ứng nhu cầu cho con người trên phương diện (hỗ trợ người nghèo về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...)...
43. Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam
Số tín chỉ: 4
Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử ra đời, phát triển của Phật giáo, Nho giáo; Đặc điểm quá trình Phật giáo, Nho giáo du nhập vào Việt Nam; Những tiền đề về xã hội và tư tưởng cho sự du nhập, tiếp biến Phật giáo, Nho giáo ở Việt Nam...
         44. Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
         Số tín chỉ: 3
         Học phần “Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại” giúp sinh viên nắm những kiến thức cơ bản về quá trình truyền giáo, vai trò, chức năng của Công giáo và nguyên nhân của sự biến đổi, ảnh hưởng của sự biến đổi đối với Công giáo trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Qua đó đánh giá sự biến đổi và ảnh hưởng của Công  giáo tới đời sống con người và xã hội một cách khách quan. Sinh viên trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về Công giáo một cách khoa học, nắm vững quy luật tồn tại, phát triển, từ đó hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm tuyên truyền vận động khối đoàn kết Lương - Giáo, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh. Ngăn chặn và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”.
         45. Đạo Tin lành ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
         Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về Tin lành ở Việt Nam, về quá trình du nhập của Tin lành vào Việt Nam, Quá trình hình thành và phát triển của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, vị thế của Tin lành ở Việt Nam..
         46. Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
         Số tín chỉ: 3
Học phần cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về Hồi giáo ở Việt Nam, về quá trình du nhập của Hồi giáo vào Việt Nam, Quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam, vị thế của cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam: tính chất, tu sĩ, giáo luật, sự phân hoá của các nhóm Hồi giáo ở Việt Nam và một số phong tục của tín đồ Hồi giáo Việt Nam..
47. Lịch sử các tổ chức tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Tổ chức tôn giáo là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành một tôn giáo. Nghiên cứu về tôn giáo nói chung, các tôn giáo cụ thể nói riêng, không thể không nghiên cứu đến tổ chức tôn giáo. Cớ những tôn giáo có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ từ trên xuống dưới là một hệ thống như Công giáo, có những tôn giáo cơ cấu chưa chặt chẽ và đang trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức… Tổ chức tôn giáo có vị trí ngày càng quan trọng đối với các tôn giáo và với các thể chế chính trị - xã hội.
Học phần Lịch sử các tổ chức tôn giáo sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tổ chức tôn giáo nói chung và quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động của các tôn giáo cụ thể nới riêng. Từ đó giúp người học hiểu rõ hơn, sâu hơn về tổ chức tôn giáo, phục vụ cho nghiên cứu tôn giáo.
48. Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo
Số tín chỉ: 3
Học phần gồm 3 phần cơ bản:
Phần I: Giới thiệu kinh điển Phật giáo. Kinh điển Phật giáo có số lượng rất lớn, được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, Luật và Luận.
Phần II: Giới thiệu kinh Cựu ước và Tân ước. Kinh Cựu ước và Tân ước được hình thành cùng với quá trình hình thành Kitô giáo trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo  trong Đế quốc La Mã. Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ kinh Thánh được sử dụng trong các bản văn, thì mang nghĩa là những điều mà Thiên Chúa mặc khải cho con người thông qua các ngôi lời của Người. Xét về mặt nhận thức, tín đồ Kitô giáo  nghĩ về Kinh Cựu ước và Tân ước cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Latin mà Thiên Chúa đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Ngài. Cựu ước qua Mosê và Tân ước (Phúc Âm) qua Chúa Giêsu.
 Phần III: Giới thiệu kinh Qur’an. Kinh Qur’an được hình thành cùng với quá trình hình thành đạo Islam trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo trên bán đảo Arập. Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ “Qur’an” được sử dụng trong các bản văn, thì nó có nghĩa là “đọc” hay là “suy gẫm lại” những điều mà Thượng Đế đã khắc trong trong tim của Muhammed, truyền lệnh cho Ông hãy đọc và rao truyền nó, cho muôn dân. Xét về mặt nhận thức, người Islam nghĩ về Kinh Qur’an cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê, giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu.
49. Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam
Số tín chỉ: 3
Nội dung học phần giới thiệu cơ bản về cách tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo vàhội Việt Nam. Đặc điểm chung của tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội Việt Nam. Một số khái niệm cơ bản, nguồn gốc, bản chất, vai trò cũng như tình hình phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay. Khái niệm, nội dung, giá trị tích cực và hạn chế của tín ngưỡng thành hoàng làng, tín ngương thờ tổ nghề và lễ hội trong tín ngưỡng thành Hoàng làng, tổ nghề ở Việt Nam hiện nay. Khái niệm, những cơ sở ra đời của tín ngưỡng Mẫu của người Việt và nghi thức hầu đồng. Những giá trị cũng như những hạn chế của tín ngưỡng Mẫu trong giai đoạn hiện nay. Bối cảnh ra đời, phát triển, giáo lý, lễ nghi và lề luật, tổ chức của đạo Cao Đài. Cơ sở ra đời, giáo lý, lễ nghi và tổ chức của Phật giáo Hoà Hảo. Một số lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam hiện nay.
50. Lịch sử nghệ thuật tôn giáo
Số tín chỉ : 02
Học phần Lịch sử nghệ thuật tôn giáo trang bị cho người học kiến thức cơ bản và tổng thể về nguồn gốc hình thành, quá trình vận động và phát triển của lịch sử nghệ thuật tôn giáo phương Tây và phương Đông qua một số hình thái tiêu biểu.
51. Tôn giáo học so sánh
Số tín chỉ: 3
Học phần trang bị cho người học kiến thức so sánh giữa các tôn giáo phương Đông và phương Tây, các tôn giáo thế giới, khu vực và quốc gia về: Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển; Giáo lý, quan niệm về thần; Tổ chức giáo hội và nghi lễ thờ cúng. Từ đó rút ra những vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu tôn giáo. Bên cạnh đó, học phần cũng trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong so sánh một số tôn giáo lớn trên thế giới với tôn giáo lớn, tôn giáo bản địa ở Việt Nam.
            52. Văn học nghệ thuât và Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo 
Số tín chỉ: 04 TC
Học phần giới thiệu cho sinh viên nhận biết rõ sự hình thành và phát triển của tôn giáo, các giá trị văn hóa của tôn giáo, đặc biệt trong văn học nghệ thuật và sự hình thành du lịch tâm linh tôn giáo - một loại hình dịch vụ mới, đặc biệt hiện nay.
            53. Biểu tượng tôn giáo – cơ sở của văn hóa
            Số tín chỉ: 2 TC
            Môn Biểu tượng tôn giáo – cơ sở của văn hóa là học phần của mọi thời đại. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì chiều dài lịch sử tồn tại của nó. Từ thời thượng cổ cho tới nay, văn hóa biểu tượng tôn giáo đã tạo ra một kho tàng đồ sộ và vẫn không ngừng sản sinh các biểu tượng văn hóa mới. Môn Biểu tượng tôn giáo – cơ sở của văn hóa sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về: 1. Biểu tượng tôn giáo; 2. Vai trò của biểu tượng tôn giáo là một cơ sở quan trọng của văn hóa; 3. Mối liên quan giữa ba ngành ký hiệu học, hình tượng học và biểu tượng học; 4. Cung cấp một cái nhìn lịch sử về tiến trình phát triển của văn hóa biểu tượng tôn giáo; 5. Phân loại các loại hình của văn hóa biểu tượng tôn giáo với các dạng thức tồn tại và phát triển của chúng.
Học phần cũng làm sáng tỏ vai trò, vị trí và giá trị của biểu tượng tôn giáo tới đời sống văn hóa của con người và xã hội Việt Nam cổ truyền và hiện nay.
            54. Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo
            Số tín chỉ: 02
            Học phần đề cập đến những nội dung cơ bản của nghệ thuật âm nhạc tôn giáo: lịch sử âm nhạc tôn giáo, vai trò của âm nhạc với tôn giáo, âm nhạc trong các loại hình tôn giáo cụ thể trên thế giới và Việt Nam.
            55. Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của Mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc
            Số tín chỉ: 02
            Học phần Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản nhưng nền tảng của tư tưởng Phật giáo Việt Nam về cái Thiện và cái Mỹ qua các công trình mỹ thuật và tác phẩm văn chương Phật giáo trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta. Học phần cũng làm sáng tỏ vai trò, giá trị cùng những ảnh hưởng của quan niệm về Thiện – Mỹ của nghệ thuật Phật giáo dân tộc tới đời sống của con người và xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
            56. Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay
            Số tín chỉ: 02
Học phần Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay giới thiệu những nội dung chủ yếu về đạo đức của tôn giáo, ảnh hưởng và vai trò của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp cho người học những giá trị hiện thời, giá trị toàn nhân loại của tôn giáo cần phải phát huy và những hạn chế cơ bản cần phải khắc phục trong quá trình xây dựng xã hội và con người mới ở Việt Nam hiện nay.
57. Hán Nôm và thư pháp trong tôn giáo
Số tín chỉ : 2             
         Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về công ước quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bao gồm: Thư pháp và thư pháp trong tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Islam; Thư pháp hiện đại: Thư pháp quốc ngữ. Vai trò của thư pháp trong lịch sử tôn giáo; Thư pháp trong tôn giáo hiện đại; Sự hình thành và biến đổi của thư pháp trong tôn giáo; Vai trò của thư pháp trong tôn giáo đối với việc truyền bá, phát triển và thực  hành giáo lý, giáo luật của tôn giáo; Hán Nôm và thư pháp trong một số tôn giáo ở Việt Nam. Thực hành và phân tích các văn bản Thư Pháp trong tôn giáo; Thực hành, dịch thuật và giải âm, giải nghĩa về Hán Nôm qua một số văn bản tôn giáo: Văn bia, Câu đối; Kinh văn, thơ phú và kệ Hán Nôm của tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
58. Phê bình học tôn giáo
Số tín chỉ: 2
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành, phát triển của Phê bình học tôn giáo. Một số lập trường phê bình tôn giáo thời cổ trung, cận hiện đại, các trường phái phê bình học tôn giáo tiêu biểu và một số khuynh hướng phê bình học tôn giáo hiện nay. Cụ thể: Một số lập trường nhìn nhận tôn giáo thần thoại trong mức độ nhất định về phê bình học. Một số lập trường phê bình Kitô giáo ở Hy-lạp cổ, trung và cận, hiện đại. Một số học giả tiêu biểu phê bình tôn giáo ở phương Tây. Nhận định về những lập trường phê bình tôn giáo trong lịch sử phương Đông và phương Tây.



            59. Văn hóa tín ngưỡng vùng Tây Nam bộ
            Số tín chỉ: 2
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng bản địa vùng Tây Nam Bộ. Cụ thể là: Văn hóa xã hội truyền thống vùng Tây Nam Bộ, Đời sống tôn giáo bản địa của người Nam Bộ hiện nay…
            60. Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo
Số tín chỉ: 4
Học phần Luật tôn giáo, tín ngưỡng và nghiệp vụ công tác tôn giáo giới thiệu về nội dung luật về tôn giáo, tín ngưỡng, các nội dung nghiệp vụ công tác tôn giáo, các quan điểm về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nội dung nghiệp vụ công tác tôn giáo, các tình huống sử dụng nghiệp vụ công tác tôn giáo trong hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo.
            61. Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và giáo hội học tôn giáo
Số tín chỉ: 4
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo trong lịch sử và hiện tại. Bao gồm: Bối cảnh quốc tế về chính sách và quản lý về tôn giáo; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo trên thế giới; Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam: Cơ sở lý luận ban hành chính sách và quản lý đối Nhà nước với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Cơ sở thực tiễn ban hành chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Nội dung của chính sách và quản lý đối với hoạt động tôn giáo (Chính sách đối với hoạt động của tín đồ các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của chức sắc các tôn giáo; Chính sách đối với hoạt động của tổ chức tôn giáo). Kinh nghiệm thực hiện chính sách và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – một số vấn để đặt ra.
Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về tổ chức của Giáo hội Kitô nói chung và quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo cụ thể nới riêng. Từ đó giúp người học hiểu rõ hơn, sâu hơn về tổ chức Giáo hội Kitô, phục vụ cho nghiên cứu tôn giáo.
            62. Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo
            Số tín chỉ: 4
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tâm lý, nhân học, xã hội học tôn giáo: Một số công trình nghiên cứu kinh điển cũng như hiện đại; Một số chủ đề nghiên cứu tôn giáo đương đại trên thế giới và ở Việt Nam; Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu tôn giáo; Cách thức triển khai vấn đề nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện bài tập trong quá trình học phần.
            63. Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp
            Số tín chỉ: 2
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức quan hệ giữa Nhà nước tôn giáo và luật pháp trong lịch sử và hiện tại. Bao gồm: Quan hệ Nhà nước và Giáo hội; Tôn giáo và Nhà nước ở Việt Nam; Luật pháp và Tôn giáo. Cụ thể: Tôn giáo và thể chế xã hội, Quan hệ giữa Nhà nước thế tục và Giáo hội, Vai trò của tôn giáo trong thi hành luật pháp của cơ quan nhà nước, Vấn đề tôn giáo trong Hiến pháp, Hoàn thiện luật pháp tôn giáo, vấn đề pháp nhân và công nhận tổ chức tôn giáo.
64. Báo chí và truyền thông của tôn giáo
Số tín chỉ: 02
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hình thức báo chí và truyền thông của tôn giáo ở Việt Nam; những nội dung của báo chí và truyền thông tôn giáo ở Việt Nam; những hiểu biết về đời sống tôn giáo trong xã hội, vừa có kiến thức chuyên ngành tôn giáo vững vàng trên các lĩnh vực báo in của tôn giáo, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo, quan hệ công chúng của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Sinh viên nắm được xu hướng phát triển của các loại hình báo chí tôn giáo trong nước và trên thế giới, có khả năng phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí tôn giáo chuyên sâu.
            65. Công tác từ thiện xã hội và giáo dục đào tạo trong tôn giáo
            Số tín chỉ: 2
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên được những đóng góp, vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Các hoạt động và tổ chức từ thiện xã hội của các tôn giáo cụ thể và những kiến thức quan về giáo dục và đào tạo tôn giáo trong lịch sử và hiện tại. Bao gồm: Giáo dục và đào tạo Phật giáo, Giáo dục và đào tạo Kitô, Giáo dục và đào tạo Hồi giáo, Giáo dục và đào tạo của các tôn giáo bản địa ở Việt Nam: Hội thánh Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo…
            66. Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa 54 dân tộc Việt Nam và lễ tục vòng đời
            Số tín chỉ: 4
Học phần bao gồm những nội dung cơ bản về đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Việt Nam, đó là nền tảng hình thành đời sống tín ngưỡng, tôn giáo các dân tộc. Học phần là những kiến thức cơ bản về lễ tục vòng đời các dân tộc từ khi con người sinh ra đến khi trưởng thành, cưới hỏi, đến khi mất đi. Từ đó, người học thấy được bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam
            67. Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa một số quốc gia trên thế giới và Đông Nam Á
            Số tín chỉ: 4
Học phần đề cập đến nội dung căn bản là các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa của một số nước trên thế giới, đó là những nước tiêu biểu: Trung Quốc, Mỹ, Nhật và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, khu vực văn hóa bao gồm văn hóa Việt Nam, để thấy được những đặc trưng riêng của đời sống văn hóa tín ngưỡng Việt Nam trong bối cảnh văn hóa khu vực và thế giới.

68. Thần học tôn giáo
Số tín chỉ: 2   
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về thần học tôn giáo. Cụ thể là: Những vấn đề về lịch sử thần học các tôn giáo, Những vấn đề về phương pháp tu tập, kinh luận tôn giáo,..
            69. Lịch sử các học thuyết tôn giáo
Số tín chỉ: 02TC
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bao gồm: Tiến trình hình lịch sử các học thuyết tôn giáo trên thế giới. Nội dung và những vấn đề cơ bản trong lịch sử các học thuyết tôn giáo trên thế giới. Những vấn đề đặt ra và bàn luận. Các quan điểm và các trường phái tôn giáo trên thế giới. Trường phái tôn giáo đa thần, hữu thần và trường phát tôn giáo độc thần. Nhất thần luận và Tự nhiên thần luận. Đa thần luận. Một số học thuyết tôn giáo tiêu biểu trên thế giới. Học thuyết tôn giáo của Kant, Hegel, Gandhi, Radhakrishnan, Rudolf Otto, Monod, K.barth… Giá trị và ý nghĩa của các học thuyết tôn giáo đối với việc nghiên cứu tôn giáo đương đại.
            70. Địa lý và sinh thái học tôn giáo
   Số tín chỉ: 02 TC
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về địa lý sinh thái và tôn giáo. Cụ thể là: Tổng quan về địa lý sinh thái và tôn giáo, Quan hệ giữa địa lý sinh thái và tôn giáo, Tư tưởng bảo vệ môi trường của tôn giáo, quan điểm về nhân loại, vũ trụ, trái đất của tôn giáo, Đạo đức sinh thái trong tôn giáo .
71. Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam
Số tín chỉ: 2
Học phần Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam nhằm cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của Đạo giáo, sự du nhập và phát triển Đạo giáo ở Việt Nam, về vai trò và ảnh hưởng nổi bật của Đạo giáo đến các lĩnh vực chủ yếu của xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay: Chính trị, đạo đức, giáo dục, pháp luật.
            72. Phật giáo Nam tông khmer: Lịch sử và hiện tại
Số tín chỉ: 02
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về lịch sử hình thành, phát triển của Phật Giáo Nam tông Khmer ở ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay. Xác định đặc điểm, bản chất, vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, tu sửa chùa chiền, đời sống tu tập của sư sãi, sự khác biệt giữa hai chi phái. Đặc biệt là làm rõ những vấn đề đặt ra đối với Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay như những vấn liên quan đến chi phái, tính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer trước những biến đổi của đời sống kinh tế xã hội, những vấn đề liên quan đến giáo hội và chính trị xã hội. Tìm hiểu đặc điểm kiến trúc chùa và nghi lễ, lễ hội của Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay. Đặc điểm sư sãi và phật tử Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay.
73. Thực tập
Số tín chỉ: 3
Thực tập năm thứ 3 là môn học tổng hợp được thực hiện sau khi sinh viên tích lũy đủ các tín chỉ môn học về tôn giáo học và một số nghiệp vụ trong công tác tôn giáo. Nội dung môn học Thực tập năm thứ 3 là vận dụng lý luận về tôn giáo học; về công tác tôn giáo như chính sách tôn giáo, tổ chức và quản lý Nhà nước về tôn giáo, công tác tôn giáo; về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học và xử lý các tình huống thực tiễn trong công tác tôn giáo, tín ngưỡng nơi sinh viên thực tập.  Kết quả đợt thực tập này nhằm củng cố kiến thức lý luận về tôn giáo học và công tác tôn giáo; so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn; bước đầu làm quen với những vấn đề chuyên môn thuộc ngành nghề trong tương lai của sinh viên. Qua đó, chuẩn bị kiến thức để tiếp thu các môn học chuyên sâu về ngành Tôn giáo học.
Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
74. Thực tập tốt nghiệp
Số tín chỉ: 5
Thực tập tốt nghiệp được xem là một học phần tổng hợp được thực hiện vào thời gian cuối khi người học đã tích luỹ đủ kiến thức từ các học phần thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Tôn giáo học. Nội dung học phần Thực tập tốt nghiệp bao gồm việc vận dụng những vấn đề lý luận vào thực tiễn về nghiên cứu, giảng dạy và công tác tôn giáo như: Chính sách và quản lý Nhà nước về tôn giáo, nghiệp vụ trong công tác tôn giáo, công tác tổ chức các tôn giáo, điều tra, điền dã, thu thập, xử lý thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo và nhận xét tình hình hoạt động quản lý Nhà nước, nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo của cơ quan thực tập về tất cả các mặt hoạt động… Báo cáo tình hình hoạt động của tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn thực tập. Kết quả việc thực hiện các nội dung nói trên nhằm kiểm tra việc nắm vững và vận dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn công tác tôn giáo, giảng dạy và nghiên cứu tôn giáo của cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo, đơn vị, trường học đối với người học trước khi xem xét công nhận tốt nghiệp.
75. Khóa luận tốt nghiệp
Số tín chỉ: 5
Khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa công trình nghiên cứu đầu tiên của sinh viên được thực hiện sau quá trình tích lũy đủ số tín chỉ các học phần.
Sinh viên sẽ lựa chọn những vấn đề cụ thể có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ giảng dạy tiến hành nghiên cứu và bảo vệ trước hội đồng khoa học chấm khóa luận vào kỳ học cuối.
76. Tín ngưỡng, Tôn giáo – những vấn đề lý luận và thực tiễn
Số tín chỉ: 3
Học phần đề cập đến các nội dung: Một số quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng; nguồn gốc, bản chất và phân loại tín ngưỡng, tôn giáo. Các hình thức và cấp độ, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo. Quá trình nhận thức của ĐCS Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng thời kỳ đổi mới đến nay. 
77. Tôn giáo, tín ngưỡng lịch sử và hiện tại
Số tín chỉ: 2
Học phần đề cập đến các nội dung: Các kiểu tín ngưỡng tôn giáo trong lịch sử như: kiểu tôn giáo, tín ngưỡng sơ khai, kiểu tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc và tôn giáo thế giới. Các kiểu tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam và một số đặc điểm cơ bản của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam.
PHẦN V: SO SÁNH VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NƯỚC NGOÀI
Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình:
- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành): Chương trình đào tạo cử nhân Tôn giáo học
- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Tôn giáo học
- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Đại học Đông Carolina, Mỹ  (East Carolina University – Religious studie program)
- East Carolina University là một  trường đại học nghiên cứu quốc gia với lượng tuyển sinh vào khoảng hơn 26.000 sinh viên. Khuôn viên trường nằm tại Greenville, North Carolina. Trường có 104 chương trình cấp bằng cử nhân, 73 chương trình cấp bằng thạc sĩ, bốn chương trình cấp bằng chuyên gia, ba chương trình chuyên nghiệp cấp độ 1, và 17 chương trình tiến sĩ tại các phân hệ của trường như Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học Thomas Harriot, và Trường Y khoa Brody.
 
b. Bảng so sánh chương trình đào tạo
STT Tên học phần trong chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài
(Tiếng Anh, tiếng Việt)
Tên học phần trong chương trình đào tạo của đơn vị
(Tiếng Anh, tiếng Việt)
Thuyết minh về những điểm giống và khác nhau giữa các học phần của 2 chương trình đào tạo
  1.  
- Motherhood of God in Asian Traditions
Tình mẹ của Chúa trong truyền thống Châu Á (Nhân văn học)
- Anthropology of Religion
Nhân học tôn giáo
 
- Anthropology of religion
Nhân học tôn giáo
+ Giống nhau: Đều đề cập đến khía cạnh Nhân học tôn giáo.
+ Khác nhau: Môn Tình mẹ của Chúa trong truyền thống Châu Á, đề cập đến vấn đề cụ thể của nhân văn học tôn giáo đó là Tình mẹ.
 
  1.  
- A History of Christianity to 1300
Lịch sử đạo Ki Tô đến năm 1300
- A History of Christianity to 1300 - present
Lịch sử đạo Ki Tô từ năm 1300 – đến nay.
 
- Catholics in Vietnam: History and Present Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại + Giống nhau: Các học phần này đều đề cập đến lịch sử đạo Kitô.
+ Khác nhau: Khung chương trình * chia lịch sử đạo Ki tô thành hai giai đoạn nghiên cứu: trước và sau năm 1300. Khung chương trình ** nghiên cứu lịch sử đạo Kitô trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam, đi sâu nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và tình hình hiện tại ở Việt Nam
 
  1.  
- Philosophy of Religion
Triết học Tôn giáo
- Philosophy of Religion
Triết học Tôn giáo
+ Giống nhau: Nội dung học phần này tương đối giống nhau, đều đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực triết học tôn giáo
  1.  
- Psychology of Religion
Tâm lý học tôn giáo
- Sociology of Religion
Xã hội học tôn giáo
 
Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo
(Psychology, Anthropology and Sociology for Religion)
+ Giống nhau: Nội dung 2 học phần này ở hai khung chương trình là tương đối giống nhau, đều đề cập đến các kiến thức căn bản của Tâm lý học, xã hội học tôn giáo.
  1.  
Introduction to Religion Stusies
Giới thiệu về tôn giáo học
Religious Studies Foundation
Tôn giáo học đại cương
+ Giống nhau: Đều đề cập đến những kiến thức cơ bản về Tôn giáo học, nhằm giới thiệu cho người học những hiểu biết ban đầu về Tôn giáo học.
+ Khác nhau: Học phần Tôn giáo học đại cương ở khung chương trình **, ngoài những kiến thức căn bản về Tôn giáo học như học phần Giới thiệu về tôn giáo học ở khung * thì còn có những kiến thức về các tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể ở Việt Nam như: Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các tín ngưỡng: Thờ Thành Hoàng Làng, Thờ Mẫu, Thờ cúng Tổ Tiên…
  1.  
- Religion and Science
Tôn giáo và khoa học
- Religion and Sexuality
Tôn giáo và giới tính
- Religion and Film
Tôn giáo và phim
- Religion and Social Issues
Tôn giáo và những vấn đề xã hội
Religion in the context of globalization and the current social problems
Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay
 
+ Giống nhau: Những học phần này đều đề cập đến mối quan hệ tôn giáo với các vấn đề, lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
+ Khác nhau: Khung  chương trình * có học phần mang nội dung tổng quát: Tôn giáo và những vấn đề xã hội và có những học phần về mối quan hệ của tôn giáo với các lĩnh vực cụ thể: tôn giáo và khoa học, tôn giáo và giới tính, tôn giáo và phim. Khung chương trình **, học phần tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay sẽ đề cấp đến mối quan hệ tôn giáo với các vấn đề xã hội trong giai đoạn hiện nay và đề cập đến mối quan hệ của tôn giáo với nhiều lĩnh vực cụ thể như: đạo đức, chính trị, pháp luật…và tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  1.  
- Classical Islam
Đạo Hồi chính thống
- Islam in the Modern World
Hồi giáo trong thế giới hiện đại
 
- Muslims in Vietnam: History and Present
Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại
+ Giống nhau: Đều cung cấp cho người học những kiến thức về Islam.
+ Khác nhau: Khung chương trình * có hai học phần về Hồi giáo, Học phần Đạo Hồi chính thống cung cấp cho người học những kiến thức căn bản về dòng Hồi giáo chính thống, học phần Hồi giáo trong thế giới hiện đại đề cập đến những vấn đề của Hồi giáo trong xã hội hiện nay: sự chia rẽ giáo phái, vấn đề cực đoan trong tín đồ, những biến đổi của hồi giáo.
Khung chương trình ** đề cập đến Hồi giáo với những vấn đề cơ bản như: sự ra đời, phát triển; giáo l ý giáo luật,… và đi sâu vào sự du nhập, phát triển Hồi giáo ở Việt Nam.
  1.  
Buddhism
Phật giáo
Buddhism and Confucianism in Vietnam
Phật giáo  và Nho giáo ở Việt Nam
+ Giống nhau: Đều cung cấp cho người học những kiến thức về Phật giáo
+ Khác nhau: học phần Phật giáo của khung chương trình * cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Phật giáo, học phần Phật giáo ở Việt Nam, học phần cung cấp cho người học ngoài những kiến thức cơ bản còn đi sâu vào sự du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam bởi khi vào Việt Nam, Phật giáo đã trở thành Phật giáo Việt Nam với những đặc trưng rất riêng với Phật giáo thế giới nói chung.
  1.  
- Introduction to the Old Testament
Giới thiệu về kinh Cựu Ước
- Introduction to the Old Testament
Giới thiệu về kinh Tân Ước
 
Introduction of religious texts
Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo
+ Giống nhau: Các học phần này đều cung cấp cho người học những kiến thức về kinh sách của các tôn giáo.
+ Khác nhau: Khung chương trình * có 2 học phần Giới thiệu về kinh Cựu Ước, Giới thiệu về kinh Tân Ước, hai bộ kinh này đều là kinh sách của Kitô giáo, nên có phần chi tiết hơn, cụ thể hơn. Học phần Giới thiệu về kinh sách các tôn giáo ở khung chương trình ** có phần rộng hơn, bao quát hơn, ngoài kinh sách của Kitô giáo, còn kinh sách của các tôn giáo lớn khác: Phật giáo, Hồi giáo…
  1.  
Methodology of Religion Studies
Phương pháp học trong tôn giáo học
Marxist views on religion, the methodology of religious studies and Policy, State management of religion
Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo và Chính sách, quản lý Nhà nước về tôn giáo
+ Giống nhau: hai học phần này ở 2 khung chương trình đều có phần đề cập đến phương pháp nghiên cứu tôn giáo học.
+ Khác nhau: Môn phương pháp học trong tôn giáo học của khung chương trình * đi sâu vào phương pháp nghiên cứu trong tôn giáo học dưới nhiều góc độ khác nhau. Môn Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo và Chính sách, quản lý Nhà nước về tôn giáo cung cấp cho người học phương pháp luận duy vật trong nghiên cứu tôn giáo và các kiến thức về tôn giáo học dưới góc độ quan điểm của các nhà kinh điển Mác xít.


Trong đó
* Chương trình đào tạo của Đại học Đông Carolina, Mỹ.
** Chương trình đào tạo của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
 
Kết quả so sánh chương trình đào tạo của Đại học Đông Carolina, Mỹ  và Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN:               Ngoài những môn có nhiều điểm tương đồng như trên thì mỗi khung chương trình có những học phần riêng phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của chương trình đào tạo như nghiên cứu các tôn giáo cụ thể mang tính địa phương, các vấn đề tôn giáo đặt ra trong hoàn cảnh thực tế của cơ sở đào tạo (bởi mỗi nước có đời sống tôn giáo với những đặc trưng riêng). Nhưng nhìn chung về căn bản chương trình đào tạo của chúng ta tương đối phủ sóng hết, thậm chí còn có phần phong phú hơn để phù hợp với thực tế tình hình của Việt Nam. Kết luận, hai chương trình đào tạo trên có sự giống nhau đến 75%./.


 

 
 

Tác giả: Bộ môn Tôn giáo học

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây