Xu hướng trang phục cổ truyền của một bộ phận sinh viên ngành Tôn giáo học

Chủ nhật - 02/05/2021 20:59
Nét đẹp trong văn hóa trang phục của sinh viên ngành Tôn giáo học
Việt phục
Việt phục
    
   Trang phục mỗi thời đại là một nét đẹp mà con người mãi không ngừng tìm kiếm các xu hướng đương đại, cũng như các giá trị cổ truyền của chúng. Y phục cổ truyền (Việt phục) không chỉ làm nên một hồn cốt của một không gian lịch sử - văn hóa hồi tưởng về quá khứ xa xưa, mà nó còn làm nên chân dung nội tại của những con người đương đại. Việt phục kết lại những nét tinh túy của dân tộc ta xưa qua các triều đại, tạo nên một nét chấm phá khoáng đạt mà hồi cổ nhưng lại thấu suốt tương lai trong chiều dài giá trị tinh hoa của trang phục Việt.

   Lạ thay, một bộ phận giới trẻ hiện nay, trong đó có xu hướng của không ít các bạn sinh viên ngành Tôn giáo học lại đam mê y phục cổ truyền của cha ông ta thủa trước. Không gian văn hóa – lịch sử nơi có sự hiện diện của các bạn ấy trong trang phục truyền thống trở nên cô đọng lại, những ý thơ sớm kết nụ, những nốt nhạc như căng trên dây đàn, những giai điệu như kết ngang trời đất.
    Đây thực là một nét văn hóa đẹp trong trang phục du xuân, lễ hội, cưới hỏi, nhiếp ảnh,…của giới trẻ ngày nay.
 


Sv Trần Đăng Khoa K62 Tôn giáo học
 chụp ảnh với hình phông nền là bức tranh đám cưới ở Thăng Long
thời Lê Trung Hưng, phỏng theo Samuel Baron.
 
    Trong bức hình này, một bạn sinh viên ngành Tôn giáo học đang tạo hình sinh động cho bài giới thiệu văn hóa Việt phục của mình trên Youtube với mũ chữ Đinh (Đinh Tự ) đen, loại mũ thịnh hành của đàn ông người Việt từ đời Trần đến Lê Trung Hưng. Mặc áo Cổ Chéo (Giao Lĩnh – tràng Vạt) tía. Áo vạt chéo màu tía được thắt vạt võng xuống để lộ mảng ngực giống như trong các bức tranh vẽ cổ trước nhà Nguyễn, vạt áo bên trái buộc chéo sang nách áo bên phải.
      Trang phục này phổ biến trong nam giới Đại Việt. Đặc biệt là tầng lớp trên trước thời Nguyễn. Cụ thể mũ chữ Đinh được ghi nhận là mũ quan thời Trần và đặc biệt phổ biến thời Lê Trung Hưng. Màu tía được coi là một trong những màu cao cấp nhất dành cho trang phục quan lại, quý tộc xuyên suốt từ thời Lý đến nhà Tây Sơn.
 


      
      Ở một bức hình khác chụp với phông nền ảnh trích từ tranh "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ" họa phẩm thế kỷ XIV tranh thủy mặc kết hợp nghệ thuật thư pháp trên giấy xuyến, miêu tả cảnh vua Trần Nhân Tông đắc đạo (Trúc Lâm đại sĩ) rời hành cung Vũ Lâm (vùng núi thành Nam của kinh đô Hoa Lư), nay thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
 
 
                                    
 Sv Nguyễn Đức Thiện K62 Tôn giáo học, 
trong ảnh mặc áo ngũ thân tay chẽn.
      Chất liệu vải sa Hàn, may đơn. Nhà may ở Nam Định, có giá từ 800 – 2 triệu đồng/áo
      
        Hãy cùng xem một số hình ảnh của các bạn sinh viên ngành Tôn giáo học khoác trên mình Việt phục:
 
 



                                                                       Sinh viên Nguyễn Đức Thiện K62 Tôn giáo học
 
 



 



                                            SV Nguyễn Giang Hà Phương trong chương trình “Cổ phục Việt tại Văn Miếu 2020”

 
      Sv Nguyễn Giang Hà Phương và Nguyễn Thu Trang
    K62 Tôn giáo học
 



 




 




 



 

Tác giả: Thảo Anh, Trần Đăng Khoa và Nguyễn Giang Hà Phương

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây