Tự chủ đại học với mô hình quản trị kép ở bộ môn Tôn giáo học

Thứ ba - 20/04/2021 09:14
Đỗ Thị Minh Thảo - Bộ môn Tôn giáo học, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.Bài viết cung cấp thông tin về mô hình đang phát triển của Bộ môn Tôn giáo học đáp ứng quá trình tự chủ đại học phân cấp và đồng bộ trong ĐHQGHN. Bài viết chỉ ra những thành tựu đạt được khi tiếp cận tự chủ đại học từ góc độ chuyển dịch trong mô hình công việc kép: vừa đổi mới giảng dạy vừa quản lý, vừa tự quản trị quá trình tự chủ đại học trong đội ngũ giảng viên, tạo động lực cho sự phát triển tinh thần sáng tạo tự tại, đạt được nhiều thành tựu ở Bộ môn Tôn giáo học.
Tự chủ đại học với mô hình quản trị kép ở bộ môn Tôn giáo học

1. Tự chủ đại học là gì?
            Trong bài viết đăng ngày 14/4/2021 mục Bình luận/ Giáo dục, bài viết “Tự chủ đại học: xu thế của phát triển” của TS. Hoàng Thị Xuân Hoa trên Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) – VNU Media, đáng lưu ý là đã cung cấp dữ liệu kinh nghiệm về mô hình tự chủ đại học của ĐHQGHN, và đưa ra cách hiểu về tự chủ trường đại học của tác giả bài viết như sau: “Tự chủ trường đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo. Vậy cốt lõi của tự chủ đại học là gì? Nên trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH như thế nào và cần thực hiện quyền tự chủ như thế nào để đảm bảo mục đích cuối cùng của nó là nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học đồng thời vẫn đảm bảo được công bằng xã hội? Đó là những vấn đề nóng bỏng và những câu hỏi không dễ trả lời”.
         Tự chủ đại học như vậy đã hình thành một xu thế phát triển quản trị đại học trong quỹ đạo chung và tổng thể ở Việt Nam (VN) và trên thế giới. Tự chủ đại học gắn liền với một mô hình quản trị đại học toàn diện về nâng cao tầm giá trị và chất lượng. Quá trình tự chủ đại học xuất phát từ những đòi hỏi tất yếu của một nền công nghệ phát triển và sự vận động của trí tuệ nhân loại. 
          Câu chuyện tự chủ đại học trên thế giới thể hiện một quy mô nhận thức về vai trò trực tiếp (lên quy trình quản trị đại học) hay gián tiếp (giám sát quản trị đại học) của nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nói chung. Nói cách khác là mô hình chuyển dịch từ vai trò nhà nước kiểm soát (state control) sang nhà nước giám sát (state supervison). Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng quyền quyết định về cách tổ chức hoạt động cũng như quyền quyết định các mục tiêu để đạt được các tiêu chí chuẩn mực quốc gia đã được định sẵn bởi các chính sách công. Tự chủ như vậy được hiểu là quyền tự chủ hành động có điều kiện, trở thành yếu tố cốt lõi trong quản trị đại học.
              Tự chủ đại học thể hiện được tính tất yếu của xu thế phát triển đại học VN và thế giới. Trong vòng 16 năm xoay quanh vấn đề tự chủ đại học, các trường đại học ở VN đã dần được trao quyền tự chủ. Quy trình này được thể hiện chặt chẽ thông qua các văn bản pháp quy của Nhà nước. Trong bộ Luật Giáo dục ban hành tháng 7 năm 2005, tại điều 14 quy định việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
                  “Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank 2008, khái quát bốn mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, từ mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (state control) như ở Malaysia, đến các mô hình bán tự chủ (semi-autonomous) như ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập (semi-independent) ở Singapore, và mô hình độc lập (independent) ở Anh, Úc. Mặc dầu vậy, trong mô hình Nhà nước kiểm soát thì cơ sở GDĐH vẫn được hưởng một mức độ tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước không thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH; bên cạnh đó, ngay trong mô hình độc lập thì vẫn có những mặc định ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm soát về mặt chiến lược và có quyền yêu cầu tính giải trình cao ở các cơ sở GDĐH” (Hoàng Thị Xuân Hoa, 2021).
         
          Điểm qua một loạt các bài viết về tự chủ đại học trên các báo, mạng, thì mô hình công việc của giảng viên đại học có liên quan tới hầu khắp các thành tố của quá trình quản trị đại học. Các thành tố trong tự chủ đại học theo các học giả Anderson & Johnson sẽ bao gồm: tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu; tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng; tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường (1998).
         Tuy nhiên, cách tiếp cận nhân sự đều là góc nhìn từ nhà quản lý, tức là góc nhìn từ trên xuống. Như vậy, việc tác động đến quá trình chủ động sáng tạo của các giảng viên đại học đều là các góc nhìn từ trên chính sách, chủ trương từ trên xuống hoặc chịu tác động từ toàn cục. Chưa thấy có một bài viết nào đưa ra cách tiếp cận trực tiếp về tự chủ trường đại học từ góc độ nội tại, từ sự chuyển hướng trong mô hình công việc và quản lý công việc (năng lực tự quản trị công việc theo hướng trực tiếp quản lý các nhóm công việc kép) của chính giảng viên đại học. Tự chủ đại học là điều kiện thiết yếu để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến, tuy nhiên, điều kiện thiết yếu này muốn thực hiện được lại cần phải kết hợp song song cùng với sự chuyển dịch trong mô hình công việc, quản lý và tự quản trị công việc của mỗi giảng viên đại học.
       Nằm trong loạt bài viết về tự chủ đại học và mô hình đặc thù của Bộ môn Tôn giáo học (BMTGH), trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến góc tiếp cận từ sự chuyển dịch trong mô hình công việc của giảng viên đại học ở BMTGH.
  
  1. Tự chủ đại học - góc nhìn từ sự chuyển dịch trong mô hình kép công việc quản lý và tự quản trị của giảng viên ở BMTGH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN - tầm nhìn chiến lược

              Theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993, Nghị định 07/2001/NĐ-CP về ĐHQG và Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg, ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐHQG phát triển với cơ chế được mở rộng quyền tự chủ, thực hiện quyền chủ động cao. ĐHQGHN đã thực hiện hướng quản trị đại học theo cách tiếp cận quản lý sản phẩm đầu ra được giám sát chặt chẽ thông qua hoạt động kiểm định chất lượng với các bộ Tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng trường thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN và Tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục trong ĐHQGHN.

          Nằm trong bộ máy vận hành chung quy trình tự chủ đại học phân cấp của ĐHQGHN với các trường thành viên và mỗi trường đại học thành viên với các khoa, bộ môn trực thuộc. Tiến trình tự chủ đại học ở BMTGH trong hơn 4 năm qua đạt được những kết quả trong sự tương thích với hệ thống đào tạo của BMTGH luôn đảm bảo ba hệ đào tạo từ năm 2016 đến nay. Đó là mô hình không phải khoa nào cũng duy trì được hiệu quả:
+ Hệ cử nhân: đáp ứng cao các hướng học thuật liên ngành đào tạo đại trà, và nghiên cứu chuyên ngành qua hoạt động thực tập thực tế, hoặc văn bằng kép.
+ Hệ SĐH: chiến lược mở rộng các hướng chuyên ngành, đáp ứng các nhu cầu đào tạo trực tiếp từ quy mô lý thuyết liên ngành tôn giáo học và hướng ứng dụng tôn giáo học trong ĐHQG và địa phương.
+ Hệ vừa học vừa làm: mở lớp, phân công quản lý&đào tạo. Đổi mới hệ hình đào tạo, ứng dụng ngành nghề, gắn lý thuyết với ứng dụng.

            Do tính chất đặc thù của quy mô vừa và nhỏ cấp bộ môn trực thuộc trường, BMTGH là bộ môn có 100% các cán bộ chuyên viên, giảng viên làm công tác quản lý. Hệ số quản lý của các cán bộ của BM hàng năm làm nên một trong những nét đặc thù trong nhiệm vụ kép của giảng viên của bộ môn.
           Tự chủ đại học được mở rộng ngay trong mô thức hoạt động giảng dạy gắn Triết lý giáo dục vào hướng nghiệp – Nghiên cứu khoa học – Quản lý mô hình CLB (mô hình team quản trị thầy và trò).

 


 
+ Mô hình giảng dạy gắn với triết lý giáo dục và hướng nghiệp
            BMTGH là một trong các bộ môn tiên phong có các giảng viên xây dựng mô hình giáo dục có triết lý giáo dục gắn với hướng nghiệp. Nhiều môn học đã cung cấp hệ thống bài giảng, slide bài giảng 100% tới sv. Đối với các môn học từ 7 tuần đến 10 tuần, nhiều giảng viên bộ môn chủ động hướng nghiệp là người cung cấp tri thức toàn diện, nói không với thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa”, tri thức tổng hợp từ lý thuyết hàn lâm tới thực hành kỹ năng, tư duy tổng thể. Dạy tư duy tổng thể là khát vọng ngay từ “thủa ban đầu” của mô hình đào tạo tín chỉ của trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
           Hệ thống bài giảng được thông qua các hội đồng liên ngành, với nhiều bài giảng đã đăng ký bản quyền của cục bản quyền tác giả của Bộ VHTT&DL. Nhờ có hệ thống phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu liên ngành, các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, cùng việc hệ thống hóa lý thuyết qua khâu xuất bản, và hệ thống các ngân hàng đề trắc nghiệm và tự luận được duy trì để đảm bảo các kiến thức luôn được cụ thể hóa và phát triển tư duy tổng thể về đối tượng môn học. Do đó, chất lượng đào tạo toàn diện ở người học từ lý thuyết, tới thực hành, phát triển kỹ năng, tư duy phản biện, khoa học so sánh, và tư duy hệ thống hóa cùng được đề cao.
 + Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các giảng viên ở BMTGH hướng đến hai mũi nhọn: Đề tài trọng điểm Cấp Nhà nước và Hệ thống hóa học thuật qua Bách khoa toàn thư. Bộ Bách khoa toàn thư các khoa học Mỹ học liên ngành đã bước qua một chặng đường phát triển dài 2000 – 2021, từ giai đoạn tích lũy đến đăng ký bản quyền.
+ Mô hình phát triển các câu lạc bộ (CLB) gắn kết hoạt động "tự quản trị" của thầy trò qua hoạt động gắn kết lý thuyết với kỹ năng thực hành: Mô hình CLB “Phật giáo và Khoa học” - gắn với môn học “Mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học”; mô hình CLB Nghệ thuật tôn giáo - gắn kết với một loạt các học phần môn học như: “Lịch sử nghệ thuật tôn giáo”, “Nghệ thuật học tôn giáo”, “Mỹ học tôn giáo”.
           Mô hình CLB Nghệ thuật tôn giáo do Bí thư lớp K62 Nguyễn Đăng Sơn là cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam và đội trưởng văn nghệ K62 Trần Bá Hưng phụ trách từng giành giải nhất toàn niên khóa 2017 văn nghệ sinh viên và được chọn mời biểu diễn khai mạc hội thảo của khoa khác trong trường. CLB Nghiên cứu khoa học sinh viên thí điểm tại K62, do các trưởng nhóm Ngô Xuân An và Trần Đăng Khoa - cũng là hai cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, trong đó Ngô Xuân An là thủ khoa đầu vào.

 
 
 

          Định hướng triển khai các mô hình CLB gắn chặt với các học phần môn học lý thuyết, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động thực hành với hoạt động nghiên cứu lý thuyết: mô hình CLB Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo&kỹ năng báo chí gắn với học phần “Văn học nghệ thuật và văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo”, "Biểu tượng học tôn giáo" và "Báo chí tôn giáo"; mô hình CLB thư pháp tôn giáo và học ngoại ngữ qua bài hát - gắn với học phần môn học “Thư pháp tôn giáo” và các học phần ngoại ngữ. Mô hình CLB Yoga – gắn kết với học phần về Thiền tông; Mô hình CLB Văn hóa du lịch tôn giáo thế giới và khu vực - với vai trò hướng dẫn của các bạn sinh viên nước ngoài học tập tại bộ môn.
 
 
 
 
 
  1. Chúng tôi là một đội ngũ được trao quyền tự chủ trong hệ công việc kép
 
           Bộ môn TGH có một đội ngũ có nền tảng được đào tạo bài bản, tinh thần duy lý và tư duy tổng thể, tiếp tục truyền thống trên nền tảng nhân văn của nhà trường và có vai trò của người hướng đạo. Đó là một nền tảng cao, nhưng không thông thường. Do chỗ, BMTGH là điểm tiếp xúc giữa các nền học thuật và tư duy đến từ triết học, thực hành tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo, lý luận tôn giáo học, sử học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, nghệ thuật học, nhân học, nhân chủng học, dân tộc học, chính trị học, pháp luật, công tác tôn giáo… Do đó, quá trình tự điều chỉnh để vươn lên tư duy tổng hợp và toàn diện là một quá trình học vấn, học hỏi nghiêm khắc đến từ tự thân đội ngũ, của đồng nghiệp, của xã hội đối với đội ngũ cán bộ của bộ môn.
 
  1. Kết luận
 
          Mô hình tự chủ đại học thể hiện trong tư duy chuyển dịch mô hình công việc kép của giảng viên đại học ở BMTGH trong vòng năm năm qua đã hé lộ những thành tựu nhất định. Đó là một mô hình rõ nét đường hướng sớm và có hệ thống phản biện tự thân trong đội ngũ cán bộ của bộ môn. Tinh thần hướng đạo và biết điều chỉnh phù hợp với xu hướng nhà trường, ĐHQGHN và xã hội kết hợp với tâm nguyện của cán bộ đã thể hiện một cuộc vận động nội tại, khắc nghiệt nhưng đầy tinh thần đổi mới sáng tạo của người giữ vai trò chủ chốt hướng đạo của bộ môn. Bên cạnh đó, chúng tôi có một hệ thống các chuyên gia hỗ trợ và cố vấn là các GS, PGS, TS trong lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo học thuộc các khoa học chuyên ngành và liên ngành luôn tâm huyết định hướng, góp ý và ủng hộ suốt quá trình vận động thành lập và phát triển của bộ môn.
            “Một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ đại học là các cơ sở GDĐH sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục” (Hoàng Thị Xuân Hoa,2021).

         Việc lựa chọn đúng mô hình chuyển dịch trong nội dung tổng thể công việc của người giảng viên, phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của một bộ môn trực thuộc trường đại học, dựa trên kinh nghiệm thực tế của BMTGH là một lựa chọn quan trọng của việc thực hiện các bước xây dựng tự chủ đại học tiếp theo. Nó giúp cho các thành viên của bộ môn tham gia vào quá trình tự chủ đại học một cách tự giác, chủ động và tính tích cực, tính tiên phong, tính sáng tạo được đề cao. Tự chủ đại học trước hết cần các sức mạnh nội tại của quá trình chuyển dịch trong cơ cấu công việc kép của chính các giảng viên đại học. Mọi quá trình tự chủ đại học sẽ gặp nhiều thách thức, nếu nhân tố nhân sự không nắm giữ vai trò nội quản lý hay tính nội tại của các quy trình tự động trong quản lý, mà chỉ có vai trò ngoại quản lý lên “cái nền tảng tĩnh của nội quản lý”.
           Con đường tự chủ đại học phía trước luôn chứa đầy cam go và thách thức, nhưng chúng tôi có một đội ngũ luôn biến thách thức thành các cơ hội trong phát triển.

 



 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây