PGS.TS. Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu khai mạc và tổng thuật các bài viết tham gia Hội thảo.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2023, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, hội thảo khoa học "TÍN NGƯỠNG VÀ THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội thảo do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội và Ban Trị sự GHPGVN huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội tổ chức. Hội thảo được chính quyền xã Sài Sơn; Quý Trụ trì, quản lý Chùa Thầy Thượng tọa Thích Đạo Vĩnh hợp tác, hỗ trợ và đăng cai địa điểm tổ chức, càng có ý nghĩa thực tiễn phong phú và tầm quan trọng của Hội thảo.
Ban điều hành hội thảo gồm có:
1/ PGS.TS. Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2/ PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, Trưởng Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
3/ Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội.
4/ Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội
5/ Đại diện chính quyền địa phương.
Phát biểu khai mạc và tổng thuật bài viết tham gia hội thảo khoa học, PGS.TS. Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng nhà trường, đại diện lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, đã nhận định rõ rằng Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là yếu tố cấu thành nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng, Việt Nam có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng rất phong phú, đa dạng và góp phần làm nên bản sắc riêng có của văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ đó đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Coi đây là nhiệm vụ cấp thiết của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Mục đích của Hội thảo là làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của đời sống tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của tín ngưỡng Việt Nam trong đời sống văn minh, hiện đại với mục đích phát huy những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng truyền thống trong đời sống tinh thần, văn hóa của xã hội.
Hội thảo tập trung làm rõ những nội dung sau:
- Những vấn đề lý luận về tín ngưỡng và vai trò của tín ngưỡng Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại.
- Thực trạng việc thực hành các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, gồm:
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam trong xã hội đương đại, bao gồm: Tổ tiên của dân tộc; Anh hùng dân tộc, Những người có công trong các giai đoạn dựng nước và giữ nước; Tổ tiên của dòng họ.
Tín ngưỡng thờ Thánh, thờ Thần của người Việt Nam trong xã hội đương đại. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam trong xã hội đương đại.
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 21 báo cáo, bài viết, tham luận gửi về tham dự hội thảo, trong đó tập trung vào chủ đề như sau:
1/ Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tín ngưỡng truyền thống.
2/ Về các loại hình tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam.
3/ Về mối quan hệ giữa tín ngưỡng của người Việt với tôn giáo.
Dưới đây là một số hình ảnh của Hội thảo:
PGS.TS. Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu tại Hội thảo.
Ông Ngô Sách Thực, Nguyên Phó Chủ tịch TT UBTW MTTQVN phát biểu tham luận "Phát huy giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh".
PGS.TS. Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện Tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, phát biểu tham luận:"Mạn đàm về tín ngưỡng và cách thức thực hành tín ngưỡng của người Việt hiện nay"
PGS.TS. Đỗ Lan Hiền, Viện trưởng Viện Tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, phát biểu tham luận:"Mạn đàm về tín ngưỡng và cách thức thực hành tín ngưỡng của người Việt hiện nay"
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trình bày tham luận: "Mối quan hệ giữa tín ngưỡng truyền thống và hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta".
PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới, Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, trình bày tham luận:
"Thực trạng, vai trò, giá trị của thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cấp quốc gia dân tộc ở lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ hiện nay".
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền