[GIỚI THIỆU] BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TỤC THI ĐỒNG QUAN TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM TỨ PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT

Thứ sáu - 21/05/2021 18:59

[GIỚI THIỆU] BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TỤC THI ĐỒNG QUAN TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM TỨ PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT

[Tư liệu - Thăng Long Library]
 
 
 
                                    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
                                                 ĐẠT GIẢI NHẤT TOÀN TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 - 2021
 
 
 


          Nghi lễ thi Đồng quan đã hiện diện trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt từ rất lâu. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử mà đến hôm nay, nghi lễ này đã bị thất truyền trong dân gian. Đây được coi là một nghi lễ tối linh thiêng của tín đồ thờ Mẫu Tam Tứ Phủ nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Hà Nội nói riêng, phản ánh niềm tin của các Ông đồng bà cốt về sự linh hiển của nhân vật Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tôn giáo. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã triển khai nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu nghi lễ thi Đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt”. Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu giải quyết 2 vấn đề lớn: thứ nhất là khái lược chung về Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ; thứ hai là phân tích về Đồng quan và nghi lễ thi Đồng quan trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt. Để có thể tiếp cận được vấn đề này, nhóm nghiên cứu không chỉ sử dụng đơn thuần phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành Tôn giáo học, mà còn kết hợp sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu, cùng công cuộc điền dã và phỏng vấn sâu, phản ánh lại những gì thực tại ghi nhận từ các kho tư liệu sống kể lại, để có được nguồn tư liệu khoa học sơ cấp và chân thật, chính xác, khách quan nhất phục vụ cho công trình khoa học. Tất nhiên, các tài liệu khoa học liên quan như các tư liệu sách về Tín ngưỡng thờ Mẫu của Ngô Đức Thịnh, Vũ Ngọc Khánh, Nhất Lang chính là các chứng cứ khoa học đã được thẩm định cũng được sử dụng như nền tảng ban đầu phục vụ cho công trình này. Với điểm đặc trưng tập trung trong 3 vấn đề lớn, thứ nhất là việc cúng bạt sinh hồn để thỉnh Mẫu, thứ hai là lên đồng Mẫu với yếu tố 1000 nén vàng và thứ ba là việc được tôn thờ ngang với thần linh sau khi chết, thi Đồng quan không chỉ dừng lại ở việc phản ánh rõ nét bước phát triển của lễ nghi trong tín ngưỡng Mẫu mà còn thể hiện khát vọng của tín ngưỡng này về sự đắc đạo ngay khi còn tại thế của các ông đồng bà cốt. Khái niệm “Mẹ Đồng quan” được đề cập đến trong nghiên cứu khoa học này chính là chức danh – thân phận và địa vị của những vị đã thi đỗ Đồng quan được con nhang đệ tử tôn xưng. Mặc dù nghi lễ thi Đồng quan đã không còn tồn tại và diễn ra trong hàng thế kỉ nay, nhưng những câu chuyện xoay quanh tục lệ này vẫn còn được các ông đồng bà cốt có tuổi ở Hà Nội truyền tai nhau và truyền khẩu cho các con nhang đệ tử để giữ gìn.

Từ khóa: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ, Đồng quan, Mẹ Đồng quan, thi Đồng quan

 
 

                                                                                    Tháp thờ di cốt Mẹ Đồng quan Cây Quế

 
                                                                                                       
                                                                                         Nhà Mẹ Đồng quan Bằng Sở từng sống

 

                                                                                                         Nhóm nghiên cứu điền dã tại đền Bằng Sở

 

                                                                                                       Lê Văn Hiếu trong giá đồng Chầu Lục Cung 

 
 
                                 
 
 Nhóm nghiên cứu cùng thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Thụ, Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

 

Tác giả: Lê Văn Hiếu – Bùi Trung Hiếu K63, Bộ môn Tôn giáo học, Trường ĐHKHXHNV - ĐHQGHN

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây