HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA PHẬT TỬ VIỆT TẠI ĐÀI LOAN

Thứ hai - 13/06/2022 19:22
Nguyễn Thị Thanh Mai, Khoa Đông Phương học, ĐH KHXH & NV TP.HCM.


Những đóng góp về an sinh xã hội của Phật Tử Việt cho Đài Loan
 
    Đài Loan là đất nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên, không tránh khỏi một bộ phận dân cư gặp khó khăn về kinh tế hay kém may mắn về sức khỏe, như mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh của tuổi già,... Chính sách an sinh xã hội dựa trên luật pháp của quốc gia sở tại chính vì thế mỗi quốc gia có hệ thống an sinh xã hội với những đặc điểm riêng; ở Đài Loan, chính sách an sinh xã hội luôn cập nhật các quy định luật pháp phù hợp và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hai nước có nền kinh tế phát triển là Mỹ và Nhật Bản. Do đó, họ kế thừa và sàng lọc các quy định luật pháp để áp dụng  phù hợp với hoàn cảnh trong nước. An sinh xã hội liên quan mật thiết đến  thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Chính sách về an sinh xã hội của các nước trên thế giới đều theo luật pháp của quốc gia đó,nhưng đối với Đài Loan thì có sự khác biệt do các tổ chức Phật  giáo giúp chính phủ về hoạt động an sinh xã hội.
     Cảm nhận của các Phật Tử Việt về việc tương hỗ cộng đồng cả trên hai mặt đời sống vật chất và tinh thần, thông qua việc chung tay cùng chính phủ để cải thiện đời sống hiện tại và tương lai của người nhập cư [1]khi đến Đài Loan, vì Đài Loan là nước có cơ hội phát triển đời sống, hơn thế nữa là một trong những môi trường tiên tiến với các chính sách xã hội tốt. Người Đài Loan tham gia công tác xã hội, vì cộng đồng  ngày một nhiều, vì an sinh xã hội và quyền lợi an sinh xã hội của người dân được các nước áp dụng chính sách rất tốt[2], ở Đài Loan người dân tham gia đóng góp cho an sinh xã hội qua việc hoàn thành nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm y tế, ngay cả những người nhập cư trong đó có người Việt Nam và các cô dâu  cũng tham gia. Chính vì thế, những người sinh sống ở Đài Loan đều cho rằng quyền an sinh xã hội ở Đài Loan là rất tốt đối với công dân Đài Loan và những người có quan hệ với họ là người được họ đăng ký là người phụ thuộc ( người ăn theo) sẽ được bảo lãnh đảm nhận số tiền khi họ gặp điều không may trong cuộc sống.
    Chính phủ Đài Loan áp dụng các luật pháp cho an sinh xã hội các chế độ hấp dẫn thể hiện qua các trợ cấp đối với người lao động [3]tại quốc gia, ngoài ra còn chính sách trợ cấp hưu trí, tàn tật trong tuổi lao động,... chính sách áp dụng ấy khiến người đang sống tại Đài Loan được bảo vệ quyền lợi và an tâm hơn trong cuộc sống. Hơn thế nữa, an sinh xã hội, ngoài việc giúp cho những người đóng thuế thu nhập cá nhân đang cư trú tại Đài Loan được hưởng chế độ trợ cấp thân nhân sống sót, nếu chẳng may người lao động chính trong gia đình qua đời, ví dụ như  trận động đất[4] tại Đài Trung, các cô dâu Việt tại Đài Loan không may qua đời, thì bố mẹ cô dâu Việt ở Việt Nam nhận được tiền trợ cấp từ chính phủ Đài Loan một món tiền lớn, để hưởng tuổi già, tức là cô dâu đăng ký lúc hiện tại cha mẹ ở quê nhà đang là người sống lương tựa cô dâu hàng tháng để sinh sống (tức là người sống phụ thuộc). Luật an sinh của Đài Loan về chế độ phúc lợi dưới 3 chế độ chính là (1) trợ cấp hưu trí; (2) trợ cấp thân nhân; (3) trợ cấp tàn tật, các bảng giá[5] trợ cấp khác nhau tùy vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
     Ở Đài Loan, thẻ an sinh xã hội của mỗi công dân  giống như thẻ chứng minh nhân dân của Việt Nam. Mỗi cá nhân sinh sống hợp pháp là người lao động đóng thuế tại Đài Loan. Họ sẽ có an sinh xã hội khi tìm việc, khi nhận phúc lợi xã hội và các phúc lợi như người tàn tật, hưu trí, thân nhân,... của chính phủ. Dưới 3 hình thức thẻ an sinh xã hội 1). Loại thẻ thứ nhất  thông dụng nhất được cấp cho công dân Đài Loan cũng như thường trú nhân tại quốc gia này. Trên thẻ là các thông tin cá nhân và số an sinh xã hội; 2)  Loại thẻ thứ 2  không có giá trị làm việc cho những người được hưởng phụ cấp từ chính phủ và hội quỹ từ thiện của Phật Giáo. Đây là loại thẻ được  an sinh xã hội cấp cho thường trú nhân hợp Pháp của Đài Loan, nhưng loại thẻ này không cho phép người sở hữu có quyền làm việc trên toàn lãnh thổ (họ được quyn làm công quả cho Phật Giáo đđược giấy công nhận tham gia sinh hoạt công tác tự nguyện cho toàn xã hội của Đài Loan được  các chùa và đạo tràng cung cấp nhân sự, sẽ được hưởng lợi ích của hội, tùy vào chùa mà họ công quả, khi gặp khó khăn ngoài tin của chính phủ ra thì còn được trợ cấp thêm từ quỹ của Phật giáo; 3) Loại thẻ thứ 3 an sinh xã hội có ghi chú  chỉ được phép làm việc theo giấy phép của bộ An ninh nội địa Đài Loan là loại thẻ được cấp cho những người nhập cảnh hợp pháp tạm thời vào lãnh thổ Đài Loan và có giấy phép làm việc do sở di trú Đài Loan cấp. Quyền lợi và ý nghĩa của thẻ an sinh xã hội giúp công dân khuyết tật bẩm sinh, không may mắn tàn tật do lao động, hay nếu như công dân đã lao động khi hết tuổi lao động, nghỉ hưu thì sẽ không phải lo lắng về khoản chi phí đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Ngân sách cho các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi từ các nguồn như: từ các công dân có độ tuổi lao động đóng thuế và từ các mạnh tường quân làm từ thiện cho các Tôn giáo, trong đó có Phật Giáo, được nhà nước đánh giá và được giảm thuế thu nhập, thay vì đóng thuê cho nhà nước, nhưng h đóng cho an sinh xã hội, vừa giúp cho xã hội làm những việc công cộng cho đất nước, ví dụ  nếu cá nhân làm từ thiện có giấy chứng nhận từ các chùa, nhà thờ.... tiền đó giúp cho bản thân thay vì đóng thuế cho chính phủ thì tiền đó giúp cho người nghèo khó, tất cả các hoàn cảnh khó khăn tại nơi sở tại gọi là tiền phụ cấp an sinh cho những người khuyết tật và những người có rất ít tài sản với chính sách hỗ trợ như vậy đảm bảo họ có mức sống căn bản, có thể số tiền đó họ đưa cho nhà nước hoặc cho tiền những hoàn cảnh khó khăn  đó sẽ giảm vào tiền thuế thu nhập cá nhân, họ cho rằng vừa lợi ích cho họ, vừa lợi ích cho xã hội, lại làm từ thiện, làm công quả giúp ích cho đời và đạo. Nhiu Phật Tử cho rằng giúp các việc lợi ích cho xã hội không phải vì được giảm thuế thu nhập, hay vì được nhận sự giúp đỡ từ Phật Giáo, mà đối với Phật Tử, việc làm gì mà tốt giúp cho xã hội, có lợi cho cộng đồng, và công việc không có sự chuẩn bị hay sắp đặt trước họ vẫn làm, việc gì cần thì làm, không có sự tính toán. Một số người cho rằng khi mới qua Đài Loan, kinh tế còn khó khăn thì họ nghĩ làm công quả không chỉ giúp cho xã hội, mà còn nhận được lợi ích cho bản thân như giảm thuế từ chính phủ, được nhận tin cho người phụ thuộc ở quê nhà tốt, bên cạnh còn  nhận được lợi ích từ quỹ của chùa, đạo tràng và có giấy chứng nhận người có công giúp ích cho chính phủ v an sinh xã hội, cũng như  giúp trực tiếp cho cộng đồng, được cộng đồng đón nhận và được cộng đồng khen ngợi, kính trọng mỗi khi tham gia các hoạt động đến với tập thể; họ được mặc những chiếc áo của các quỹ mang dòng chữ người làm tự nguyện. Họ được huấn luyện theo bài bản của các nhà chuyên môn. Thời gian học được mở thường xuyên trên khắp đất nước Đài Loan và đều phải thông qua đào tạo chuyên nghiệp - giờ học đạt đến 320 giờ [6]và thi đầu ra, tiền đóng học phí dưới sự hỗ trợ từ chính phủ, ví dụ học hỏa hoạn chính phủ hỗ trợ là $1640[7] tương đương giá tiền của Việt Nam 1.140.758 VN( 1 triệu một trăm bốn mươi ngàn bảy trăm năm mươi tám đồng), thì số tiền học sinh phải đóng là $410 tương đương giá tiền của Việt Nam 285.189 VN (hai trăm tám mươi  lăm ngàn một trăm tám mươi chín đồng), mỗi giá của khóa chuyên sâu học là khác nhau theo mức độ học bộ phận nào về phòng cháy chữa cháy mà được chính phủ cấp và sinh viên phải đóng tham khảo trên trang web mức đóng tiền học cho người lao động.
     Việc an sinh xã hội ở Đài Loan là việc trách nhiệm và nghĩa vụ của quốc gia, chứ không phải trách nhiệm của Tăng Ni cũng như Phật Tử, thế nhưng việc an sinh xã hội của các Phật Tử Việt tại Đài Loan cùng Tăng Ni, trong đó có sự chung tay của Phật Tử Việt  giúp đỡ, còn nhanh hơn cả chính phủ, khi việc khẩn cấp tại Đài Loan như động đất, thông qua phòng cứu hỏa gọi qua tổng đài toàn quốc 119 [8]hoặc 110 bảo vệ an ninh, địa chỉ Email ) điện thoại (02)2371-8038 của mỗi vùng sẽ có sự hỗ trợ riêng về thông tin liên lạc hỏa hoạn[9] ; ví dụ ngày 28 tháng 6 năm 2015 đã có 142 xe chữa cháy đến hiện trường giúp đỡ trong đó có đội ngũ  [10]chính phủ và đội ngũ Phật Tử[11], vì họ không chỉ nghĩ lợi ích cá nhân, mà còn nghĩ về lợi ích những người xung quanh đang cần được giúp đỡ. Chính vì vậy chính phủ Đài Loan rất tôn trọng quyền tự do Tôn giáo. Chính phủ nhìn ra được cộng đồng Phật giáo giúp đỡ cho những việc mà chính phủ phải làm. Chính vì thế, Phật giáo ở Đài Loan luôn được tuyên dương với những hoạt động giúp đỡ cho việc nâng cao an sinh xã hội, nhất là đường phố sạch đẹp, thu góm vật phế liệu, chăm sóc các cây cảnh trên đường phố, quét sơn những nơi công cộng, sửa chữa những nơi công cộng cần được sửa chữa, tình nguyện viên đứng ở nơi công cộng giúp trật tự giao thông, cũng đã được học bài bản chuyên nghiệp, được các nhà chùa phân công giúp khi cần thiết, được chính phủ cho phép giúp đỡ, chia sẻ việc làm công cộng vì an sinh xã hội. Nhờ vào bàn tay lao động Phật Tử không màng lợi ích cá nhân mà vì lợi ích đất nước, điu đó đã và đang được chính phủ cũng như người dân đang sinh sống tại Đài Loan công nhận[12]. Như khi chính phủ việc làm tốt thì họ được người dân khen ngợi, thông qua các biểu ngữ trên đường phố, cũng như khi họ làm sai thì người dân cũng biểu tình những sai trái trên đường phố. Những hoạt động tốt và xấu thực tế hàng ngày đu được biết đến qua các thông tin được in trên các biểu ngữ trên đường phố, hay qua truyn hình của nhà nước và của truyn hình Phật Giáo phát sóng trực tiếp. Ở Đài Loan, các tông phái Phật giáo  lớn  đu có các kênh phát sóng truyn hình chuyên nghiệp, phát 24/24 như truyn hình  Da Ai Television,[13] Beautiful Life [14]Television phát sóng giống của Việt Nam VTV1,HTV7, ...,ngoài ra còn rất nhiều truyền hình khác của Đài Loan xem trong bảng danh sách đài truyền hình [15]Đài Loan, được phủ sóng trên toàn đất nước Đài Loan [16] và còn được phát sóng ra nước ngoài, thông qua các đạo tràng của nước ngoài, với nhiều ngôn ngữ (Anh[17], Hoa, Pháp, Việt... ). Tại Đài Loan, các Phật Tử Việt cũng tham gia làm những việc an sinh do các nhóm Phật Tử tình nguyện viên cùng chung tay, góp sức giúp tại Đài Loan như: Tại các nơi công cộng như bệnh viện có các nhóm tình nguyện đứng trực tại bệnh viện, giúp người bệnh nước ngoài gặp khó khăn v ngôn ngữ, xếp hàng giúp bệnh nhân không có gia quyến đi cùng. Tất cả các dịch vụ này đều miễn phí do các nhóm Phật Tử tình nguyện giúp. 
     Đài Loan là nước chịu nhiu thiên tai như động đất[18], bão lụt..... Ở các đạo tràng nổi tiếng như : Từ Tế, Phật Quang Sơn, Thin Tự khi nghe tin bị động đất họ sẽ xuất hiện để giúp đỡ với tấm lòng chân thành, không vì lợi ích gì, ví dụ động đất Đài Trung năm 2007 đội ngũ Phật Tử trong nước, trong đó có Phật Tử Việt, đã giúp phiên dịch để tìm kiếm người thân, cũng như các hoạt động khác. Họ có mặt tại nơi động đất còn sớm hơn cả ban chính phủ, để giúp đỡ các nạn nhân đang mắc kẹt nơi động đất, ngoài ra sau khi động đất  ngưng, thì việc tiếp đến là đào đất tìm người, cuối cùng là việc tụng kinh cầu an, cầu siêu, giúp liên lạc các gia đình ở Việt Nam, làm các thủ tục hưởng bảo hiểm nhân thọ, cũng như phúc lợi từ an sinh xã hội, giúp các gia đình nạn nhân tại Việt Nam làm thủ tục và làm cộng tác viên phiên dịch, tất cả những việc này đều là tình nguyện với tinh thần thương yêu đồng loại, không vì lợi ích cá nhân. Ngoài ra ở Đài Loan, khi nghe cần chữa cháy, họ có mặt ngay tại chỗ giúp, hoàn toàn miễn phí, những trạm chữa cháy của chùa được phủ khắp mọi nơi tại Đài Loan.
     Chính Phủ Đài Loan còn mở đường dây nóng 24/24 phục vụ vấn đáp [19]thắc mắc khó khăn cho công dân mới đến Đài Loan gặp trở ngại trong cuộc sống, dưới sự hỗ trợ của tình nguyện viên,  cùng nhau chia sẻ, vì họ hiểu được tiếng Hoa, cho nên họ hiểu về luật pháp; bên cạnh đó họ cũng đi học, những việc này đều có Phật Tử giúp; như làm thẻ cư trú, điền đơn và cách thức làm thủ tục về an sinh xã hội, cũng như việc xã hội đang cần sự giúp đỡ, các việc công cộng  thì khi họ đăng ký sẽ có các đạo tràng và các nhóm Phật Tử tình nguyện giúp đỡ.  Ví dụ tại các viện dưỡng lão, các Phật Tử tình nguyện đăng ký để giúp cho các người già neo đơn như cuộc sống, ăn uống các vui chơi giải trí ...
     Những việc làm như vậy đã khiến chính phủ Đài Loan nhìn ra được tầm quan trọng của Phật giáo trong việc giúp cho an sinh xã hội của đất nước.
Phật tử Việt tham gia các hoạt động  an sinh xã hội giúp cộng đồng người Việt tại  Đài Loan.
     Hoạt động về an sinh xã hội còn rất mới ở nước ta, chương trình đào tạo an sinh xã hội về mặt lý thuyết, việc tổ chức cho chính phủ cũng như người dân thực tập và thực hành còn hạn chế. Một số nguyên nhân dẫn đến việc không được đào tạo về an sinh xã hội, chưa hiểu cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, vai trò của thực hành bản  đã dẫn đến việc người Việt sang Đài Loan còn rất hạn chế trong việc tham gia các hoạt động an sinh xã hội cho cộng đồng Việt tại Đài Loan. Để trở thành một người có đào tạo bài bản trong hoạt động về an sinh xã hội chuyên nghiệp, chúng ta không chỉ học lý thuyết trong các lớp huấn luyện, mà  còn phải tăng cường thực hành, thực tập các kỹ năng nghề về an sinh xã hội tại các trung tâm chuyên nghiệp của chính phủ. Thực tế cho thấy, hầu hết chương trình đào tạo này đối với người Việt như du học sinh, lao động là không có. Bởi vậy, khi các Phật Tử tham gia vào  sinh hoạt này, họ  gặp nhiều khó khăn, vì chưa    được  qua trường lớp đào tạo về các hoạt động phong phú đa dạng của an sinh xã hội  Đài Loan . Điều đó đã làm cho việc tham gia của họ tại Đài Loan còn  hạn chế`.   
    Cộng đồng người Việt nơi xa xứ hầu hết đều có cùng một hoàn cảnh và mục đích rời quê hương đến một nơi xa lạ, họ phải đối mặt với sự thay đổi lớn về đời sống, văn hóa, giáo dục, luật pháp,... Một người khi tiếp xúc với môi trường sống mới đương nhiên sẽ phải thay đổi cả về lối sống, tác phong,… để thích nghi với môi trường đầy thử thách này,  chính vì thế không thể tránh khỏi việc xuất hiện các cảm xúc buồn vui lẫn đau khổ đan xen. Đối với những ai đã từng và đang đối diện với những  vấn đề khó khăn trong cuộc sống như: tiền, sức khỏe, tinh thần... vậy thì họ rất cần sự hỗ trợ trong cuộc sống và tại Đài Loan thì Phật Tử Việt chính là điểm tựa cho cộng đồng Việt đang sinh sống tại đây, Phật Tử Việt đồng thời luôn nhớ về quê nhà và góp một phần công sức nhỏ của mình để giúp đỡ cho một số hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam. Đối tượng nhận trợ giúp chủ yếu vẫn là hoàn cảnh khó khăn trước mắt tại cộng đồng người Việt tại Đài Loan... mà không được hưởng những lợi ích an sinh xã hội của Đài Loan thì Phật Tử là những người mở lòng từ bi thương giải quyết nỗi đau của họ. Phật Tử cũng hết sức nỗ lực trong việc trợ giúp cộng đồng trước những sự cố khẩn cấp mà con người không lường trước được như: thiên tai, bệnh dịch,… do những sự cố này không lường trước được nên rất cần những tấm lòng thiện nguyện tại chỗ góp sức để giúp đỡ và nhiều khi sự giúp đỡ của họ còn nhanh chóng hơn cả Chính phủ bởi lẽ Chính phủ cần thời gian huy động nhân lực, vật lực. Chính phủ phần đa các nước phát triển có luật pháp rõ ràng để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, chính vì thế việc này giúp khác với việc từ thiện trong đạo Phật thường hay nhắc. Thông qua các phương tiện truyền thông và tin tức nóng tại Đài Loan mà người Việt biết đến tình hình mà tìm sự chia sẻ tình thương mến thương nơi quê người, qua những thông tin mạng xã hội và họ giúp hết lòng với khả năng của họ có thể mà cộng động người đang phải đối mặt với những khó khăn hiện tại. Cộng đồng Việt Kiều giúp đỡ cộng đồng Việt, là những người có điều kiện kinh tế khó khăn, lại bị giới hạn về quyền, lợi ích mà những người khác có thể nhận được từ an sinh xã hội của Chính Phủ Đài Loan.
       Nhóm người Việt này chủ yếu là cô dâu và người định cư mới có quốc tịch và có điều kiện kinh tế hơn so với người Việt cư trú thời gian ngắn tại Đài Loan. Đối với người Việt Kiều tại Đài Loan, họ đều cho rằng giáo lý nhà Phật đã giúp họ biết thông cảm sẻ chia theo đạo nghĩa “lá lành đùm lá rách”, vì khi họ còn khó khăn về vật chất họ nghĩ rằng khi họ có vật chất cuộc sống của họ sẽ tốt, nhưng đã là cuộc sống thì mỗi người có những nỗi đau không giống nhau ngay cả sau khi cuộc sống của họ đã đầy đủ về vật chất  thì họ cho rằng tinh thần phấn chấn thì vẫn trải qua nỗi đau về tinh thần vì cuộc sống luôn biến động như vô thường ai cũng phải đối diện bởi cái chết bên cạnh đó họ vẫn đang mang trong mình những nỗi đau riêng như bệnh tật, mâu thuẫn gia đình, con cái hư hỏng , làm ăn thua lỗ,... Bởi vì họ đã trải qua những nỗi đau qua thì họ mới cảm nhận được thống khổ của người khác, giáo lý Phật giáo đã giúp họ xoa dịu những nỗi đau của họ đang phải đương đầu mà Phật giáo đã nhắc trong kinh điển đều liên quan đến  cuộc sống của họ. Họ đã kịp thời hiểu về giáo lý đạo Phật giúp họ biết chữa trị những vết thương lòng cho bản thân và cho xã hội. Chính vì vậy, việc các Phật Tử  Việt đã áp dụng giáo lí vào một số hoạt động đồng hành cùng Chính Phủ Đài Loan và Phật Giáo nhằm giúp cho đời sống xã hội giảm khó khăn về vật chất lẫn tinh thần và không có gì tốt hơn việc giảm bớt nỗi đau, Phật Tử đã áp dụng việc lợi mình lợi người vào đời sống để cùng nhau hưởng được miền an lạc.
     Chính Phủ Việt Nam đã và đang quan tâm đến an sinh xã hội hiện tại cùng với hướng phát triển khởi động ở tương lai. Chính phủ đã tìm ra nhiều biện pháp để khắc phục và sửa đổi Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 , mục đích là chỉnh sửa cho phù hợp với một quốc gia có thu nhập trung bình và phát triển kịp thời theo chuẩn mực thế giới. Chính phủ đang từng bước sửa đổi nhằm mục đích chính là bảo đảm để người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. An sinh xã hội có nội dung rất rộng và phong phú, nhưng chủ yếu vẫn là đời sống vật chất và tinh thần của người dân, sao cho đời sống nhân dân ngày càng hoàn thiện  và bắt kịp với thế giới. An sinh xã hội  bao gồm: (1). Dịch vụ xã hội: thực phẩm, nơi cư trú, sức khỏe, phúc lợi cho người dân nói chung như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp; (2). Bảo hiểm xã hội: sự chu cấp lương hưubảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp; 3. An sinh cơ bản: như  giáo dục, thực phẩmquần áonhà ởtiền và chăm sóc y tế...Việt Nam là nước còn lạc hậu so với các nước đã phát triển và cần sự giúp đỡ về nhiều mặt cho xã hội, được bù đắp các  vấn đề cần được sự hỗ trợ phía chính phủ và nhiều phương diện khác nhau. Bên cạnh đó không thể phủ nhận các Tăng Ni đã giúp  không ít cho đời sống của người dân, trong đó có Phật Giáo,  nhưng không thể giúp hết một lúc tất cả các mặt trong xã hội và tình hình của Việt Nam, nhưng cũng đã làm giảm một phần khó khăn cho đời sống của người dân.
     Đối với các Tăng Ni cũng như các Phật Tử người Việt, dù bất cư nơi đâu, luôn nghĩ về nơi quê hương đang rất cần sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân có điều kiện tốt hơn muốn chia sẻ những nỗi đau của đồng bào, quê hương đang khó khăn về an sinh, nhu cầu cơ bản như thực phẩmquần áonhà Tình thương. Về  giáo dục, như sách vở cho các em học sinh nghèo, tiền và chăm sóc y tế cho người già, tàn tật..... Hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam, nhất là các vùng miền núi, các vùng nghèo còn xa thành phố, Việt Nam còn quá nhiều vùng gặp nhiều khó khăn, thì không thể giúp hết được, mà chỉ có thể hỗ trợ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chính sách của mỗi quốc gia có khác nhau, chính vì thế, các Phật Tử Việt cũng như Phật Tử trong nước, không thể đứng ra tổ chức như các hoạt động tại Đài Loan, mà các Phật Tử đang tham gia như ở Đài Loan chữa cháy, thiên tại, động đất, bão lụt....mà họ chỉ nhắc đến việc họ đã và đang giúp đỡ cho Việt Nam trên phương diện giống như từ thiện, nhưng nghiêng về cộng đồng xã hội, chứ không chỉ phạm vi trong chùa như kinh sách, pháp khí...... họ hướng về các việc liên quan đến trách nhiệm của chính phủ Đài Loan, về cộng đồng trong chính sách như ở Đài Loan được hỗ trợ trên phương diện về an sinh xã hội.
    Qua phỏng vấn nhóm, cảm nhận của Phật Tử Việt đều cho rằng đối với luật pháp ở Việt Nam, cũng như chế độ an sinh xã hội thì họ không hiểu được nhiều, vì khi còn ở Việt Nam, họ  thường xuyên  phải lo lắng về cuộc sống cơm gạo áo tiền, nên ít quan tâm đến vấn đề đó. Họ chỉ cảm nhận được ngày xưa họ cũng khó khăn về đời sống vật chất khốn khó, chính vì vậy bây giờ qua Đài Loan, tuy cũng vất vả, nhưng bữa cơm hàng ngày thì không phải lo lắng, đời sống vật chất được tốt hơn, phúc lợi và an sinh xã hội của Đài Loan đảm bảo cho cuộc sống của họ không phải  lo bữa cơm ăn hàng ngày, ở đây đói thì ăn tiền chính phủ trợ cấp từ an sinh xã hội, ở Đài Loan chỉ thiếu tình thương xa quê hương, xa người thân, bạn bè. Người lấy được người chồng có điệu kiện tốt thì cuộc sống đỡ vất vả, nếu lấy chồng không được điều kiện tốt, thì đã có chính phủ giúp đỡ về nhiều mặt, tùy theo từng hoàn cảnh, ví dụ được hưởng trợ cấp thấp nghiệp, con đi học đến năm 18 tuổi không mất tiền, hỗ trợ cho họ học nghề, hỗ trợ học chữ, không mất tiền còn được thưởng thêm tiền. Chính vì vậy, họ luôn suy nghĩ về những hoàn cảnh khó khăn lúc trước của họ. Vì thế, họ hướng về Việt Nam, nơi họ sinh ra và lớn lên, đang còn khó khăn về nhiều mặt như: giáo dục, y tế, thực phẩmquần áonhà ởtiền ... nên họ muốn giúp cho người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn. Họ không ý kiến về luật pháp và chính sách của Việt Nam, luật từ trước đến nay như thế nào, nhưng bản thân họ chưa được hưởng những phúc lợi như Đài Loan. Họ cũng cho rằng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, bao nhiêu năm chiến tranh, cơm không có ăn, nói gì đến sự hỗ trợ tốt, mặc dù có nhiều cách,  như giúp người cao tuổi, người tàn tật.... nhưng mức như vậy còn gặp nhiều khó khăn, mà vẫn cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Họ suy nghĩ như vậy để cùng hợp tác với Tăng Ni cùng Phật Tử trong nước giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn các phương diện trên. Sau đây là những việc họ đã và đang đóng góp:
     Đối với giáo dục, còn rất nhiều em đi học, nhưng  gia đình không có tiền để đi học thì họ cũng có giúp những đối tượng cấp bách như tiền đóng học phí , quần áo, sách vở .... xây cầu [20]và tu sửa đường nơi công cộng, cho đến nhng em gia đình nghèo học giỏi thi đậu vào đại học, gia đình không có tiền cho các em đi học, thì các Phật Tử đã có lòng giúp, các Phật Tử cho rằng ở một số nông thôn nghèo như ở  Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Bắc Cạn, Sơn La..... đời sống như thế ở Việt Nam còn rất nhiều, họ chỉ giúp đỡ nhng ai  có duyên với họ, còn giúp hết các hoàn cảnh thì không thể giúp hết được. Họ chỉ giúp một số các trường hợp đặc biệt như : Giáo dục, Y tế, Thực Phẩm,Khuyết tật...
      Trong đời sống hàng ngày, mỗi cá nhân luôn luôn cần phải được đáp ứng những nhu cầu mà người người đang mong đợi, như vậy mới cố gắng trong cuộc sống làm việc với tâm chân thành và cố gắng vì bản thân và xã hội. Vậy thì người Việt giúp cho cộng đồng người Việt nhất là việc ở nơi đất khách quê người đang cần sự giúp đỡ những bạn có được sự may mắn hơn bản thân, thì những người được cho là cuộc sống may mắn họ mới có tâm lực trí lực và phước lực để chia sẻ tình thương của bản thân đến với những người không may mắn. Những người này ở Đài Loan cũng đóng thuế để hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, họ thực hiện nghĩa vụ công dân để nhận được quyền lợi tốt nhất về  an sinh xã hội cho người có quốc tịch Đài Loan từ chính phủ Đài Loan. Việc chia sẻ trách nhiệm chung với xã hội như vậy thì ngoài lợi ích nhãn tiền cho cộng đồng thì họ làm vậy để được lợi ích gì cho bản thân, thì sau khi phỏng vấn họ đều cho rằng họ giúp chính phủ Đài Loan một số hoạt động trong văn hóa của cộng đồng Phật Tử  Việt đã giúp một phần đóng góp cho xã hội của Đài Loan cũng như đồng hương thiếu may mắn. Nhờ vào các tấm lòng vàng mang đến cho xã hội Đài Loan về cái nhìn tổng quan về sự giúp đỡ của các nhóm Phật Tử Việt Đài cùng chung tay góp sức  giúp chính phủ giải quyết những khó khăn giúp chính phủ và xã hội Đài Loan một ngày một tốt hơn, bên cạnh đó nhiều người cũng cho rằng việc làm này phải chăng là mặt tích cực hay mặt tiêu cực, mỗi người có cái nhìn và cái nhận xét khác nhau người này chỉ nhìn thấy con đường tích cực, người kia nhìn thấy mặt tiêu cực. Ngược lại, cách suy nghĩ của các Phật Tử  rất lạc quan, tích cực nên các Phật Tử  không cần giải thích các việc làm của bản thân mà cứ tận lực hết mình để giúp mọi người đang gặp khó khăn, làm sao họ được ấm lòng mình cũng được an vui, khi giúp người với tấm lòng bao la không vì lợi ích cá nhân thì họ nhận được sự an lạc cao nhất của đời người, chứ không vì lợi ích tiếng tăm hay lợi ích cá nhân riêng mà hại đến xã hội, chính vì thế họ không quan tâm ai có suy nghĩ tích cực hay tiêu cực nữa, tất cả việc làm của bản thân đều ảnh hưởng đến tâm thức của mình chứ không phải ai khác, thì Phật Tử cho rằng việc đó làm tốt cho mình và tốt cho xã hội thì mọi người một ngày sẽ nhìn ra được cộng đồng Phật Tử Việt đã giúp những người Việt đang cần sự chia sẻ, họ cho rằng con đường họ đang làm nhìn thấy là một con đường đầy hào quang ánh sáng. Giúp cho an sinh xã hội cũng là giữ bản sắc văn hóa của người Việt thì việc làm  cũng rất xứng là người Phật Tử của đức Phật, Phật Tử  đã chọn hướng suy nghĩ tích cực và giúp mọi người chia sẻ trước cho chính phủ sau là cho xã hội, cuối cùng là đến đồng bao người Việt.
     Những người có lối sống tích cực vì lợi mình và lợi người giống như ánh dương mặt trời, chiếu chỗ nào chỗ đó cũng tràn ngập hào quang mang lại tình thương gắn bó bản sắc văn hóa người Đài và người Việt đến gần nhau hơn ở nơi xứ người, cho nên những người đó sẽ có một tương lai xán lạn. Còn người có lối sống tiêu cực được ví như mặt trăng, trăng mồng một và mười lăm là khác nhau; mỗi khi nhìn thấy sự đen tối của trăng ngày mồng một sẽ không nhìn thấy con đường sáng sủa phía trước.
     Chính vì lẽ đó, trong cuộc sống hàng ngày họ làm gì cũng nghĩ đến lợi ích của xã hội, trong công việc bản thân hay công việc của chính phủ, mỗi Phật Tử chúng ta đều cần có một lối sống, tư duy tích cực. Khi đó chúng ta sẽ vượt qua mọi mọi khó khăn, thử thách, khắc phục được trở ngại tâm lý, nắm chắc cơ hội, từ đó mở ra cánh cửa thành công của cuộc đời mình và cho xã hội. Hãy lạc quan, suy nghĩ tích cực hướng đến giữa bản thân và xã hội!
     Muốn thực hiện như các hoạt động ở Đài Loan thì Phật Tử cần phải trách nhiệm và chuyên môn về an sinh xã hội. Phật Tử muốn nâng cao trình độ  phải thực hành hoạt động về an sinh xã hội mới có kinh nghiệm tham gia. Để thực hành công tác an snh xã hội, cần ý thức nghề nghiệp cũng như phương pháp, kỹ năng làm việc của những người có kinh nghiệm. Việc thâm nhập vào thực tế là cột mốc quan trọng trong quá trình đào tạo, cho phép các Phật Tử Việt được tham gia nhiều các hoạt động của người Đài Loan để có thêm kinh nghiệm . Tất cả những hoạt động này đều nhắm đến mục đích vì cộng đồng tốt đẹp, tình thương yêu không vì lợi ích cá nhânlợi ích cộng đồng.

Kết luận

     Trong thực tế, an sinh xã hội ở Đài Loan đã đảm bảo cho người dân có đời sống vật chất và tinh thần phong phú, không phải lo lắng cho bữa cơm ăn hàng ngày. Những mạnh thường quân, những sự giúp đỡ công quả của các Phật Tử, đến từ Việt Nam cũng như Đài Loan, vào hoạt động công ích, với những người có hoàn cảnh không may mắn đã hỗ trợ phần nào cho chính phủ. Đài Loan khuyến khích quyền tư do tôn giáo, các tổ chức tôn giáo đã giúp rất nhiều mặt cho đời sống của người dân, như trong thiên tai, hoạt động công ích, xây dựng một đất nước sạch đẹp.... chính phủ nhận định tôn giáo hỗ trợ phần nào cho chính phủ, nhất là Phật Giáo ở Đài Loan được phát triển mạnh. Việc Phật tử đồng hành với Chính phủ trong hoạt động an sinh xã hội là một cách chia sẻ trách nhiệm xã hội của công dân với Chính phủ, Chính phủ nhờ đó mà huy động được nguồn nhân lực, vật lực từ nhân dân. Đối với Phật tử, những đóng góp của họ với hoạt động an sinh xã hội không chỉ đem lại lợi ích cho người được giúp mà còn góp phần ổn định xã hội, những người gặp khó khăn, cùng quẫn được giải tỏa về vật chất và tinh thần. Phật tử cũng nhận được sự an nhiên, khi họ sẻ chia bớt khổ đau, khó khăn của chúng sanh, mà mọi người đều được đáp ứng nhu cầu bức thiết như chữa bệnh, gặp thiên tai,… Phật tử không quan tâm đến danh lợi mà chỉ cố gắng hết sức mình để đóng góp cho xã hội, mọi hoài nghi của người khác thì trước sau sẽ sáng tỏ. Nhiều người cùng nhau dành tâm sức tham gia an sinh xã hội sẽ khơi dậy lòng tin về điều tốt đẹp trong xã hội, khuyến khích những hành động đẹp trong xã hội. Ở Việt Nam, hoạt động từ thiện Phật Giáo vẫn chưa được phát triển mạnh như ở Đài Loan, trong đó phải kể đến những hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội để đồng hành cùng chính phủ. Phật giáo Việt Nam chỉ trực tiếp tổ chức hỗ trợ một phần nào đó, nhằm xoa dịu những thiếu thốn của những người có hoàn cảnh khó khăn. Họ chưa tham gia nhiều hoạt động công ích sâu và rộng như ở Đài Loan, một phần vì nhân lực còn hạn chế, tổ chức chưa chuyên nghiệp, chính sách và pháp luật hai quốc gia khác nhau. Việc xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng là cần thiết, chúng ta có thể tham khảo mô hình hoạt động an sinh xã hội của Đài Loan, cũng như những tổ chức tôn giáo tại Đài Loan, để xây dựng chính sách phù hợp, đem lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam nhiều hơn nữa./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Tiếng Việt
  1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 1/6/2012 về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội, 2012.
  2. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, 1997 Cơ sở khoa học để xây dựng luật ưu đãi người có công, Hà Nội, 1997. Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020.
  3. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đề án chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020, Hà Nội 2011.
  4. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đề án chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội 2012.
  5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đề án Hệ thống an sinh xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020, Hà Nội 2011.
  6. Mai Ngọc Anh, Phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 364, 2008.
  7. Mai Ngọc Cường. Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
  8. Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc, Đặng Hà Thu(2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, Viện Khoa Học và Xã Hội.
  9. Phan An (2003) Trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan – từ  một góc nhìn, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc – Hà Nội, số 6 (52/2003), trang 75.
  10. Vũ Văn Phúc, An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  11. Layton, Robert (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học (Bản dịch tiếng
  12. Việt), NXB Đại học Quốc gia,tr. 64-117.
II. Tiếng Anh
  1. Bambang Widianto(2004), Social Protection Reform in Indonesia.
  2. Ching _hsiang; Hoang Thien Huong(2013), Frontiens of Business Management ,Economics.Universal-Publishers,pp106-110,ISBN,161233265x, 978161232659.           
  3. Darlene Bremer (2006), Wanted Global Workers: International education experiences help prepare global-ready graduates for the twenty-first-century workforce, International Educator, pp.40-45.
  4. Elaine Fultz; Silke Steinhilber(2004), Social security reform and gender equality: Recent experience in central Europe.
  5. Gore, C and Figueredo(1997), Social exclusion and anti-poverty policy a debate.
  6. International labor migration and social security(2004): analysis of the transition path Doris Geide-Stevenson; Mun S Ho Journal of Population Economics.
  7. John W.Creswell (2009), Researchdesign Qualittive, Quantitative, and             Mixed Methods Approaches, University of nebraska-lincoln.
  8. Margaret S. Malone, Agenda for social security(2001): challenges for the new congress and the new administration.
  9. Midgley, Chichester, Wiley(1984), Social security, inequality and the third world.
  10. Nei Zui Er, Ha Li Qi ( 2008) Social security law in conilxi, Bei jing Da Xue publishing house ,pp8.
  11. Nguyễn Thị Thanh Mai (2009 ), ISSN 980424 .  阮氏清梅越南仔權益台越政府都應重, Tạp chí Trung Ương, Đài Loan.
  12. Nguyễn Thị Thanh Mai (2009 ), ISSN 980424阮氏清梅, 經濟不景氣 外籍勞工不歸鄉難 更難, Tạp chí Trung Ương, Đài Loan.
  13. Rice, R. W' (1984), Work and the quality of life, In S. Oskamp (Ed.), Applied social psycholcgy.
  14. Vickie L Bajtelsmit(2002) , Social Security Pensions: Development and Reform. 
  15. Yang Jingli ,Huang trong Shan(2009). 台灣老年經濟保障制簡介Giới thiệu  về Hệ thống An sinh Kinh tế cho người  cao tuổi  tại  Đài Loan”.  成功大學醫學院公共衛生研究所碩士,p3.
  16. Cai  Hong Zheng (2013), “社會保險與台灣福利體制的轉Bảo hiểm an sinh xã hội và  hệ thống  chuyển đổi phúc lợi của Đài Loan” 台灣社會學年會 台北,政治大.
  17. Fu Li Ye ”(2013).台灣農村社會保障制度之變遷與發展《台灣社會研究季刊》Thay đổi và phát triển của hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn Đài Loan . Nghiên cứu Xã hội  Jis Kan Đài Loan, P15.
  18. Tran Tri Huy (2011) Religious practice of Vietnamese spouses in Taiwan family.
  19. 國立南國際大學東南亞研究所.000年六月.
III. Internet :     
  1. http://www.tradingeconomics.com/ truy cập ngày 10/2013
  2. https://www.youtube.com/watch?v=aemIbpcAtwY&feature=youtu.be
  3. https://www.ssa.gov/policy/docs/progdesc/ssptw/2014-2015/asia/taiwan.html,
  4. http://www.cafp.org.tw/front/bin/ptlist.phtml?Category=105631
  5. http://www.cafp.org.tw/front/bin/ptlist.phtml?Category=106566,
  6. http://www.cafp.org.tw/front/bin/ptlist.phtml?Category=105025
  7. thttp://news.sina.com.cn/c/2015-06-28/002532019833.shtml,
  8. http://www.cafp.org.tw/front/bin/ptlist.phtml?Category=104747
  9. http://v.qq.com/x/cover/k72me2jc8z5j5fj/f0016ea38bd.html
  10. http://www.daai.tv/daai-web/main/index.php,
  11. http://display.tw/07.htm
  12. https://www.youtube.com/watch?v=7QPOpf2Lz_o
  13. http://nit.taipei/ct.asp?xItem=27698858&ctNode=53533&mp=102161,
  14. https://www.facebook.com/thanh.lythanhly.14/videos/vb.100005002719142/667977746712310/?type=3&theater
  15. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=789579244512476&set=gm.1088462151200802&type=3&theater
  16. https://www.youtube.com/watch?edit=vd&v=BGS1H_2U904,
  17. https://www.facebook.com/thaovantw?fref=ts
  18. http://www.bltv.tv/about/?f=fundation
  19. https://zh.wikipedia.org/wiki/
  20. https://tw.news.yahoo.com/topic-typhoon/
  21. http://www.immigration.gov.tw/public/Data/6101814264429.pdf
 

[2] http://www.tradingeconomics.com/ truy cập 10/2013
[3] http://www.baoxianzx.com/index.asp?c=34,0,0 truy cập 18/04/2017
[5] https://www.ssa.gov/policy/docs/progdesc/ssptw/2014-2015/asia/taiwan.html truy cập tại trang chủ social security taiwan.
[7] http://www.cafp.org.tw/front/bin/ptlist.phtml?Category=106566 truy cập ngay 9/10/2016
[12] https://tw.news.yahoo.com/topic-typhoon/ truy cập 16/1/2017
[14] http://www.bltv.tv/about/?f=fundation truy cập ngày 16/1/2017
[15] https://zh.wikipedia.org/wiki/ truy cập ngày 16/1/2017
[16] http://display.tw/07.htm truy cập ngày 3/9/2016             

Tác giả: Trích đăng Kỷ yếu Hội thảo Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện. Tr.220-235.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay637
  • Tháng hiện tại14,026
  • Tổng lượt truy cập1,017,949
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây