ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VIỆC GIÁO DỤC CON NGƯỜI HƯỚNG THIỆN

Thứ bảy - 14/05/2022 17:33
Nhân kỷ niệm Phật đản PL.2566 - DL.2022. Tác giả bài viết: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN & Nguyễn Thùy Giang.
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VIỆC GIÁO DỤC CON NGƯỜI HƯỚNG THIỆN
 
  1. Ảnh hưởng của Phật giáo tới tâm đức con người Việt Nam truyền thống
 
    Mặc dù không phải là một học thuyết về đạo đức nhưng những triết lý nguyên thủy của Phật giáo đã dạy con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường giải thoát đau khổ bằng quá trình hướng thiện. Trên phương diện đạo đức học, triết lý đạo đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một trìết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết Bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian. Tuy nhiên, sự giải thoát ấy không phải dựa vào một thế lực bên ngoài mà bản thân mình phải tự thực hiện lấy, như lời Phật dạy: Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự mình tạo cho mình chỗ nương tựa, và đừng nương tựa vào ai ngoài bản thân mình.
    Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, tại Việt Nam đã có một nền văn hóa với các tín ngưỡng bản địa khá phong phú. Một trong những nguyên nhân khiến Phật giáo dễ dàng được tiếp nhận, có sức sống lâu bền tại Việt Nam vì trong nó chứa đựng những nội dung nhân sinh quan phù hợp với tâm thức, bản sắc văn hóa người Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam cách đây trên dưới hai nghìn năm, Phật giáo đã hòa nhập vào đời sống dân tộc không phải chỉ trong một giai đoạn, một thời đại mà trong suốt cả trường kỳ lịch sử lâu dài. Trải qua nhiều triều đại phong kiển, mối quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước luôn được củng cố vì chúng song hành cùng tồn tại và phát triển, không bao giờ diễn ra sự tranh chấp giữa giáo quyền và thế quyền. Vì vậy, Phật giáo không chỉ ăn sâu vào đời sống tâm linh mà còn đi vào văn hóa dân tộc, trong đó có đạo đức con người Việt Nam.
      Ngay từ khi truyền bá vào nước ta ở đầu thời Bắc thuộc, Phật giáo đã chứng tỏ tính ưu việt của mình, giúp nhân dân bản địa tìm được hệ tư tưởng mới làm đối trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của chế độ phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Những tư tưởng của đạo Phật đã dần ăn sâu vào tâm thức người Việt, khích lệ nhân dân chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và thực hiện thành công hàng loại cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính vì thế, đạo đức Phật giáo đã trở thành luân lý sống của các Phật tử và đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ vua chúa, thiền sư, quan lại đến quần chúng nhân dân. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, trong bảng giá trị truyền thống Việt Nam, tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần hàng đầu, được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Biểu hiện đầu tiên, rõ rệt nhất của lòng yêu nước là tinh thần độc lập dân tộc, ý thức đòi quyền tự chủ, tự do và bình đẳng cho nước nhà. Lòng yêu nước còn thể hiện ở sự anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sẵn sàng hy sinh tính mạng cá nhân để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
     Như chúng ta đã biết, trong Ngũ giới, Phật giáo cấm sát sinh, thực chất là cấm giết người, cấm giết các sinh vật khác một cách cố ý, đồng thời luôn đề cao và tôn trọng sự sống Phật giáo có tư tưởng hòa bình, với cái tâm từ bi, lương thiện. Tuy nhiên, Từ bi của Phậi giáo gắn liền với Trí, Dũng, tức là phân biệt thiện - ác, đúng - sai và dám đấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Chính vì vậy, “trừ bạo” để cứu người, cứu dân tộc không phải là việc làm sai. Phật giáo căn cứ vào động cơ, mục đích của hành động để phân biệt thiện - ác. Hơn nữa, theo quan niệm của Bồ Tát giới, thấy người bị hại mà không cứu cũng là phạm giới nên việc sẵn sàng chống giặc ngoại xâm đế cứu đồng bào, giải phóng dân tộc lại được xem là việc thiện, việc nhân nghĩa. Đúng như một tác giả đã viết: “Thiện lớn, đức lớn, hợp thời đúng lúc, tùy nghi lúc này là ở cứu dân tộc, quê hương đất nước khỏi cái thảm họa là nạn ngoại xâm. Vì cái thiện lớn, đức lớn đó mà các Phật tử sẵn sàng cầm gươm lên ngựa, sẵn sàng vi phạm giới luật (cấm sát sinh), giết một người để cứu muôn người. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, những người Phật tử không thể giáo điều máy móc ôm khư khư giới luật mà không được giết hại chúng sinh trong đó có cả kẻ thù, quân xâm lược giếi hại đồng bào. Không thể vì một điều thiện nhỏ cho cá nhân mà quên điều thiện lớn cho dân tộc, ở đây phá giới là theo tinh thần phá chấp" |l]. Nếu so sánh đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt với nét nổi bật là tinh thần yêu nước thì thấy có nhiều điểm tương đồng: Nhân sinh quan Phật giáo đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước Việt Nam, từ đó, tinh thần từ bi, bác áì được thể hiện thành tinh thần nhân nghĩa. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: "Mặc dủ Phật giáo không có chủ nghĩa yêu nước, nhưng đạo Phật Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa yêu nước thì không còn giá trị gì hết” [2]
     Về triết lý sống, nhân sinh quan Phật giáo cũng khá gần với tư tưỏng, tâm hồn người Việt, đặc biệt là tinh thần nhân nghĩa, đạo lý từ bi, tinh thần hòa hiếu. Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong nhân dân, như “Lá lành đùm lá rách”, hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Ngưởi trong một nước phải thương nhau cùng"... Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh huởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý truyền thống của người Việt Nam.
     Nhìn chung, trong lịch sử, Phật giáo vào nước ta một cách hoà bình. Đạo Phật cũng không gây nên sự đảo lộn, hoặc phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục, tập quán truyền thống cùa cộng đồng người Việt. Chính vì thế, Phật giáo dễ thâm nhập và thấm sâu vào tâm thức người Việt. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo với những giá trị đạo đức Việt Nam truyền thống là mối quan hệ hai chiều: Phật giáo ảnh hưởng đến văn hoá, đạo đức truyền thống, và ngược lại, những cơ sở, điều kiện kinh tế - xã hội bản địa đã tạo nên nhiều nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam.
    Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phảỉ chỉ là những nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện. Họ tiếp thu Phật giáo không phải với tư cách là một hệ tư tưỏng với các giáo lý cao siêu mà là những điều rất gần gũi với tâm tư, tình cảm của mình, mang tính nhân bản sâu sắc. Phật giáo vì thế từ yếu tố ngoại sinh đã lan tỏa rộng rãi, từng bước hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến nếp sống của mỗi con người và trở thành yếu tố nội sinh góp phần thúc đẩy sự vận động và phát  triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam truyền thống.
 
  1. Phật giáo với việc giáo dục tính hướng thiện và đạo đức của con người Việt Nam hiện nay
 
     Trong hoàn cảnh hiện nay, với diễn biến phức tạp của quá trình Toàn cầu hoá, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển nhanh chóng khi biết hoà nhập với cộng đồng thế giới, và trở thành một mắt xích của nền kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, Toàn cầu hoá có những điểm tích cực, như thúc đẩy sự phát triển xã hội và quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất, tạo sự tăng trưởng kinh tế cao ở nhiều khu vực, tái cấu nền kinh tế thế giới; truyền bá, chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những phát minh sáng tạo mới trong khoa học - công nghệ và tổ chức quản lý, đưa thông tin đến từng quốc gia, từng cá nhân một cách nhanh chóng và đa dạng; tạo điều kiện cho sự hiểu biểt lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia... Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực Toàn Cầu hoá cũng có mặt tiêu cực, như làm tăng thêm bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước, các khu vực; cuộc sống của con người trở nên kém an toàn hơn do nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng (Trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các bí mật thông tin và đời tư bị xâm phạm; phạm vi và hiệu quả của quyền lực nhà nước bị thu hẹp; bản sắc dân tộc bị xói mòn; ... Những biến động mạnh mẽ của xã hội do tác động của quá trình Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng trực tiểp đến mọi quốc gia, thách thức các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của các dân tộc.
    Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tề này đang ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của quá trình Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, và đã bộc lộ tính hai mặt (cả tích cực và tiêu cực), tác động đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức của con người Việt Nam là một phạm trù có tính lịch sử, chịu tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, gắn với mỗi giai cấp trong nhũng giai đoạn nhất dịnh, nhiều giá trị đạo đức xã hội cũng bị xáo trộn và biến đổi cùng với việc đất nước chuyển hướng sang phát triển nền kinh tế thị trường.
    Do sự thay đổi trong quan niệm về đồng tiền và lợi nhuận nên này sinh nhiều cách sống, lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp các cá nhân và tập thể vì đồng tiền, danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ cha con, bằng hữu, đồng nghiệp. Thái độ coi thường những giá trị truyền thống và các tệ nạn trong xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng. Không chỉ có kinh tế thị trường mà ngay cả những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật cũng tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại một mặt giúp con người mở rộng khả nãng nhận thức thế giới và tạo cơ hội giao tiểp, hợp tác lẫn nhau… nhưng mặi khác, lại làm cho mối liên hệ tình cảm, hiểu biết và mối quan hệ cá nhân với cộng đồng trở nên lỏng lẻo hơn. Khi mối quan hệ này suy yếu, trong con người dễ phát huy tâm lý cô đơn, dần dần sinh ra thái độ thờ ơ, dửng dưng trưóc nỗi đau khổ hay hạnh phúc của người khác. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng đang làm tha hóa một hộ phận các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Với tầng lớp thanh niên hiện nay, trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm thức về cái tôi cá nhân được nhân lên, đặc biệt với những người có học vấn. Họ có thiên huớng đề cao bản thân và muốn thể hiện vai trò của cá nhân. Bên cạnh đó, còn xuất hiện thái độ đòi hỏi về lợi ích hơn là sự hy sinh, ước muốn được hưởng thụ cao hơn sự đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, it quan tâm đến nguời khác và cộng đồng.
     Có thể nóỉ, sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Nếu những vấn đề về đạo đức, hoàn thiện nhân cách không được chú ý đúng mức thì sự phái triển của hội sẽ trở nên lệch lạc, không vững chắc. Trước yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại, chúng ta phải xây dựng một nền đạo đức mới, phù hợp với tiến bộ xã hội, trên nền tảng kế thừa và phát tríển các giá trị đạo đức truyền thống, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chẩt, năng lực, sáng tạo, có ý thức Cộng dồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội... Con người hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yên nước, chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [31. Là một trong những yếu tố hun đúc nên đạo đức truyền thống của dân tộc trong suốt hàng nghìn năm đạo đức Phật giáo ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều giả trị tích cực, có thể góp phần xây dựng đạo đức, nhất là tính hướng thiện, bác ái của con nguời.
      Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, trước xu thể Toàn cầu hóa, tính thường biến của xã hội trở nên cao hơn rất nhiều so với những thời kỳ lịch sử trước đó. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, đời sống vật chất của con người được nâng cao và cùng với nó, nhu cầu tinh thần của con người cũng có nhiều thay đổi. Trong cuộc sống hàng ngày, con người gặp quá nhiều cám dỗ vật chất, đồng thời phải đối mặt với không ít hiện tượng và hành vi mà bằng khoa học và chủ nghĩa duy vật chưa thể giải thích được. Những vấn đề về số phận con nguời, về hạnh phúc, về đau khổ, về những may rủi trong cuộc đời đến nay vẫn là những trăn trở của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Chính vì vậy, con người vẫn đang cần được đền hù hư ảo". Điều đó giải thích vì sao tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng vẫn còn lả một nhu cầu tâm linh, một “liều thuốc" tinh thần giúp con ngưòi có được sự cân bằng tâm lý trong một xã hội đầy biến động.
      Đạo Phật đã  tạo dựng cho các tín đồ, Phật tử một niềm tin vảo Niết Bàn, niềm tin vào luật nhân quả, vào vô thường, vô ngã.., Niềm tin ấy sẽ chi phối ý thức đạo đức cúa con người, không chi ảnh hưởng đối với Phật tử mà đã lan tỏa ra và tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nỏ tạo ra cho con người một sức mạnh tinh thần để vượt lên cám dỗ vật chất, những trắc trở trong cuộc sống, hướng họ vào một lý tưởng sống tốt đẹp, vị tha. Nói cách khác, niềm tin mà đạo đức Phật giáo tạo dựng đã làm hình thành trong mỗi Phật tử một ý thức hướng thiện, trừ ác, cỏ lối sống khiêm nhường, bác ái và yêu thương đồng loại, chúng sinh. Chính niềm tin ấy là cơ sở tạo nên tính tự giác, tự nguyện và tự do của đạo đức. Tình thương và lòng nhân ái cỏ thể giúp con người hạn chế bớt tính ích kỷ, từ bỏ lòng tham, sân, si - cội rễ của những thói xấu, của những mâu thuẫn, xung đột và bạo hành trong xã hội.
     Phật giảo chủ trương khuyến khích những hành vi đạo đức trên cơ sở tình yêu thương và sự hiểu biết. Phật giáo đem lại niềm tin cho con người vào chính bản thân mình. Theo thuyết Thập nhị nhân duyên [4], tất cà những gì nhận được đều là kết quả của những hành động mà mỗi người đã thực hiện trước đó. Vì vậy, mỗi cá nhân phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong mỗi quyết định, mỗi sự lựa chọn. Để đạt được những thành quả tốt đẹp, con người phải sống tốt, sống thiện, tránh xa và bài trừ cái xấu, cái ác, trong xã hội từ lâu đã tồn tại lối suy nghĩ: “ở hiền gặp lành", “ác giả ác báo”... Thuyết nhân quả, nghiệp kiếp, luân hồi dường như nhắc nhở người ta phải ăn phúc đức để tích đức cho con, cháu, và cả sau khi chết không bị đày xuống địa ngục. Những triết lý đó thấm vào tâm thức người Việt một cách tự nhiên đến nỗi đôi khi người ta nghĩ đến nó hoặc làm theo nó mà không nhận ra rằng đó là triết lý nhà Phật. Từ Phật giáo cũng rút ra bao triết lý trong giáo dục đạo đức, bồi dưỡng và điều chỉnh cái tâm của con người mọi lúc, mọi nơi, trong các mối quan hệ và hoàn cảnh khác nhau.
      Trong lịch sử, Phật giáo Việl Nam đã có truyền thổng nhập thế [5], gắn đạo với đời. Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện nét qua việc Phật giáo quan tâm nhiều đến các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra về kinh tế, xã hội, giáo dục, tổ chức nhiều hoại động từ thiện, hướng dẫn tín đồ thực hiện tốt những diều răn dạy trong giáo lý, góp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới đất nước. Hướng tới thế tục, Phật giáo chú trọng đến các khía cạnh đạo đức xã hội, không chỉ trên lý thuyết mà bằng hành động thực tiễn và có ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi các nhóm người khác nhau. Vai trò của Phật giáo đối với việc xây dựng đạo đức con người thể hiện trước hết ở sự định hướng, giáo dục con người theo những chuẩn mực, quy tắc đạo đức tốt đẹp, trong đó có “thiện tâm” hay tính hướng thiện và tư tưởng bác ái. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng con người mới và một xã hội dân chủ, văn minh,
      Khi đề cập đến vai trò của Phật giáo trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của người Việt Nam hiện nay, không thể không xét đến đối tượng là những nhà tu hành, trí thức Phật giáo - những người được trực tiếp tiếp xúc với kinh sách, am hiểu mục đích, giáo lý nhà Phật. Ngày nay, trình độ của các sư, ni, các chức sắc, tín đồ được nâng cao, nhờ tiếp xúc và học tập các tri thức khoa học của đất nước và nhân loại. Sự giác ngộ về giáo lý và văn hóa sẽ chi phối suy nghĩ và hành động cùa tầng lớp này, hướng họ sống theo những lý tưởng mà Phật giáo đề ra.
     Trong thời đại mới, phát huy tinh thần nhập thế, tư tưởng Từ, Bi, Bác ái của nhà Phật có điều kiện đi sâu vào cuộc sống thực tiễn bằng những hoạt động rất cụ thể. Đến nay, nhiều chùa có phòng thuốc Đông y - Nam y từ thiện chữa bệnh miễn phí các Tuệ Tĩnh đường, trung tâm nuôi dạy trẻ khuyểt tật, mồ côi lần lượt ra đời. Các hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xóa đói giảm nghẻo, xây nhà tình nghĩa, trường học, trạm y tế... diễn ra thường xuyên trong nhữrg năm qua có ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ tư tưởng Từ, Bi, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật. Những hành vi ấy không chỉ nêu gương tốt cho giới tăng ni, Phật tử mà còn có sức cảm hóa đối với những người ngoài đạo. Ngoài ra, với những giá trị nhân bản sâu sắc, Phật giáo cũng góp phần xoa dịu những mâu thuẫn trong xã hội, hoan nghênh mọi phong trào hòa bình và động viên Phật tử tích cực tham gia vào các phong trào đó. Đức Phật cho rằng, chiến tranh tuy có chính - tà, nhưng bất luận dưới hình thức nào nó cũng mang lại sự hủy diệt chúng sinh, dẫn đến những đau khổ, hoạn nạn cho con người. Vì vậy, muốn nhân loại an bình, phải chống lại và đi đến loại trừ chiến tranh. Trong thời đại ngày nay, khi con người phải đối mặt trước nguy cơ khủng bố, mâu thuẫn rồi chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh hủy diệt... thì những triết lý này của Phật giáo càng có ý nghĩa nhân bản to lớn.
      Không những thế, trong thể kỷ 21, con người còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu, đang đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái sống trên trái đất - cuộc khủng hoảng môi trường. Do đó, vấn đề đạo đức môi sinh cũng cần được quan tâm sâu sắc. Với tinh thần tôn trọng sự sống, Phật giáo cũng kêu gọi con người sống hài hòa và bảo vệ sự sinh tồn của hết thảy chúng sinh. Muốn chấm dứt đau khổ, con ngưòì phải sống đúng theo chính pháp, tức là sống theo quy luật tự nhiên hay luật nhân duyên sinh khởi. Theo quy luật này, con người, loài vật, cỏ cây cùng tồn tại trong mối liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Thiên nhiên cung cấp môi trường sống cho loài người và động vật. Ngược lại, loài người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên để giữ môi trường trong sạch và cân bằng sinh thái. Đức Phật từng dạy: cây xanh cho chúng ta bóng mát trong lành, giúp chúng ta có nơi ngủ nghỉ qua đêm hay ngồi thiền định. Chặt cảnh hay bẻ lá của cây đều là hành vi phi đạo đức. Điểm nổi bật và vô cùng quan trọng nữa nhằm nói lên tính nhân đạo của Đức Phật là vào mùa mưa, Người dạy tăng đoàn tìm chỗ an cư thích hợp để tránh việc đi ra đường dẫm đạp lên cỏ non và giết hại côn trùng. Điều này cho thấy thái độ tôn trọng sự sống muôn loài của Đức Phật. Ngày nay, Phật giáo cũng đang không ngừng góp phần tuyên truyền và giáo dục Phật tử nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ môi sinh bằng việc thực hiện nghiêm giới luật, trồng cây xanh, tổ chức các lễ phóng sinh... Những hoạt động trên không chỉ thể hiện đạo đức tôn giáo, đạo đức môi trường mà còn mang ý nghĩa đạo đức xã hội sâu sắc.
     Sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo không chỉ dừng lại ở giáo lý, kinh kệ mà đã góp phần hình thành phong tục, nếp sống của các gia đình Phật tử. Với tư tưởng hướng thiện, đạo đức Phật giáo đã có nhiều ảnh hưởng tích cực trong xây dựng và giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay.
     Hành vi đạo đức của nhũng người có tín ngưỡng tôn giáo bị chi phối bởi niềm tin tôn giáo, khiến con người có thái độ thành kính, thực hiện một cách tự giác, nghiêm túc những điều Phật dạy trong đời sống. Hiện nay, ở nhiều nơi, đặc biệt các thành phố lớn, trong các lễ của Phật giáo, người đi chùa rất đông. Những người đến chùa thuộc đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không chỉ các cụ già mà còn cả đông đảo những thanh thiếu niên, sinh viên, tri thức, những người buôn bán và cả cán bộ, công nhân, viên chức... Đa số người dân hiện nay tuy mức độ khác nhau nhưng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Những triết lý cao siêu, bác học của Phật giáo hầu như chỉ ảnh hưởng tới tầng lớp trí thức Phật giáo, những nhà tu hành, còn với phần lớn dân chúng, họ đi chùa chủ yếu dựa trên tâm thức “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dù mức độ tác động của giáo lý Phật giáo đối với xã hội rất khác nhau, vừa tich cực, vừa tiêu cực, nhưng rõ ràng thông qua việc lễ bái, sinh hoạt tôn giáo, người ta muốn phán xét lại bản thân theo các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo. Đây chính là dịp để con người tĩnh tâm, chấn chỉnh lại mình, hoàn thiện bản thân sau những lo toan, tính toán đời thường. Đồng thời, cũng không thể phủ nhận hàng năm, các lễ hội Phật giáo thu hút không chỉ Phật tử mà cả những ngườỉ ngoài đạo. Điều này củng cố có  tác dụng tăng cường sự hiếu biết và quan hệ lương - giáo, thắt chặt tình cảm cộng đồng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc... Những lý tưởng cao đẹp của nhà Phật, triết lý sống giản dị, có đạo đức của đạo Phật đã và đang hấp dẫn con ngưòỉ Việt Nam cả trong quá khứ cũng như trong giai đoạn hiện nay.
      Trong hoạt động kinh tế, một số người vì sự hấp dẫn cùa đồng tiền, muốn làm ít hưởng nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật, chà đạp nghiêm trọng lên đạo đức, lối sống truyền thống, với quan niệm Trì túc Phật giáo đã tác động tới nhân cách, lối sống của các tín đồ, khuyên nhủ họ phải biết cách tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của vật chất, không vì ham muốn, dục vọng mà dẫm đạp lên hạnh phúc của người khác. Phật dạy các hàng đệ tử xuất gia phải sống một cuộc đời tri túc để đoạn trừ tận gốc mọi dục vọng, bởi dục vọng chính là thủ phạm gây nên những đau khổ cho bản thân mình, và làm tổn thương người khác.
     Tóm lại, cũng như nhiều tôn giáo khác, Đạo Phật không tránh khỏi những hạn chế và tiêu cực. Nhưng nhiều tư tưởng và triết lý của nó đã và đang có tác dụng thức tỉnh “thiện tâm", cảnh báo những hành vi suy thoái đạo đức của con người. Nội dung giáo lý Phật giáo thể hiện một triết lý về sự công bằng, giáo dục con người phải biết sống lành mạnh, khuyến khích con người làm nhiều việc tốtt, việc thiện, lánh xa điều ác, tránh làm nhũng việc bất nhân, phi nghĩa, để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp nơi trần thế.
     Có thể nói, từ thời cổ đại, đạo đức Phật giáo với nhiều điểm tiến bộ, tích cực đã trở thành một trong những nền tảng đạo đức của xã hội phương Đông. Với giá trị nồi bật là tính nhân văn, phật giáo kêu gọi, dẫn dắt con người sống một cách vị tha, cao cả, khơi dậy tình đoàn kết, tinh thần bình đẳng, bác ái giữa người với người. Những vấn đề cơ bản về đạo đức mà Phật giáo đưa ra, xét về mặt nào đó là rất thực tế và cụ thể.
      Ngày nay, trong hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi, Phật giáo cũng có nhiều nét dị biệt so với Phậi giáo thời cổ đại. nhưng nhiều yếu tố tích cực của nó, nhất là vể mặt đạo đức, vẫn giữ nguyên giá trị trong việc giáo dục con người hướng thiện, thúc đẩy con người phẩn đấu theo những giá trị nhân bản cao đẹp, gíúp phần duy trì vả phát huy những giá trị và nếp sống đạo đức trong sáng, bác ái, vị tha của con người trước tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường của thời đại Toàn cầu hoá và của quá trình đầy mạnh giao lưu và giao thoa văn hóa giữa nước này và nước khác, giữa phương Đông và phương Tây./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
  1. Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương triết học Phật giảo Việt Nam. tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 397.
  2. Trẩu Văn Giàu, Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1993, 15.
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị  Quốc gia. Hà Nội, 2001. 14.
  4. Nguyễn Thế Nghĩa,  Doãn Chính, Lịch sử triết học, Tập I, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 2002, 246,
  5. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB văn học, Hà Nội, 2008. 39.
 


 



 

 

Tác giả: Trích đăng Kỷ yếu Hội thảo Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện. Tr.153-162.

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay87
  • Tháng hiện tại37,590
  • Tổng lượt truy cập1,041,513
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây