THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT TỬ VÀ CƠ SỞ THỜ TỰ Ở CÁC TỈNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA

Thứ bảy - 25/12/2021 10:20

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT TỬ VÀ CƠ SỞ THỜ TỰ Ở CÁC TỈNH VÙNG NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA

TS. Đồng Văn Thu - Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban thông tin truyền thông Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bài in trong cuốn sách: "Đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển" của Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Nxb. Tôn giáo, 2017, tr.559 - 572.
 
       Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới đối với sự phát triển toàn diện của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng cao. Các chính sách tôn giáo đã bước đầu tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào thuộc các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo trong nước. Tình hình đó đã tạo ra sự phấn khởi và tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước của đồng bào các dân tộc trong xây dựng đời sống kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở vùng núi phía Bắc. Chính vì vậy, hoạt động của Phật tử và cơ sở thờ tự ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta có nhiều biến đổi.
           

1. Thực trạng về hoạt động  của phật tử ở vùng núi phía Bắc

 
       Trong cộng đồng dân tộc ở các tỉnh vùng núi phía Bắc có nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian. Việc khảo cứu thực trạng tín đồ Phật giáo ở vùng này cần được tiến hành một cách có hệ thống và khoa học, bởi người dân tộc ở các tỉnh vùng núi phía Bắc có xu hướng duy trì và phát triển loại hình tín ngưỡng Then, Mo, Tào, Pựt; loại tín ngưỡng đã gắn bó lâu đời, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc. Do đó, Phật giáo chưa phải là tôn giáo chủ lưu hiện hữu tại các tỉnh vùng núi phía Bắc.
       Thực trạng về quy y của phật tử
       Để tìm hiểu về thực trạng quy y của phật tử ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức khảo sát trên bốn tỉnh vùng núi phía Bắc. Dưới đây là kết quả khảo sát từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2015 và kết quả đã cho thấy người dân ở các tỉnh vùng núi phía Bắc cũng có nhu cầu tín ngưỡng đối với Phật giáo và nhu cầu quy y của các tín đồ Phật giáo tăng vào các năm gần đây.

Bảng 3.1. Thực trạng quy y của phật tử ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang
 
TT Năm Cao Bằng Hà Giang Yên Bái Tuyên Quang
S lượng Mức tăng của năm sau so với năm trước (%) Số lượng Mức tăng so với năm trước (%) S lượng Mức tăng so với năm trước (%) S lượng Mức tăng so với năm trước (%)
1 2012 437 1.24 256 2.20 372 1.44 462 1.41
2 2013 562 1.28 327 1.27 489 1.31 589 1.27
3 2014 638 1.13 455 1.39 683 1.39 683 1.15
4 2015 976 1.52 620 1.36 895 1.31 982 1.43
Trung bình 653.25 1.29 414.5 1.55 609.75 1.36 679 1.31
max 976 1.52 620 2.20 895 1.44 982 1.43
min 437 1.13 256 1.27 327 1.31 426 1.15

Bảng 3.1 là kết quả khảo sát thực trạng quy y của Phật tử ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang. Nhìn chung, từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2015, số lượng phật tử quy y có chiều hướng tăng.
Ở Cao Bằng, số lượng phật tử quy y tăng trung bình mỗi năm là 1.29% và tăng mạnh nhất vào năm 2015, với mức tăng so với năm 2013 là 1.52%.
Ở Hà Giang, số lượng phật tử quy y tăng trung bình 1.55% mỗi năm, tăng mạnh nhất vào năm 2012, với mức tăng so với năm 2011 là 2.20%.

Ở Yên Bái, số lượng phật tử quy y tăng trung bình 1.36% mỗi năm, tăng mạnh nhất vào năm 2012, với mức tăng so với năm 2011 là 1.44%.
      Ở Tuyên Quang, số lượng phật tử quy y tăng trung bình 1.31% mỗi năm, tăng mạnh nhất vào năm 2015, với mức tăng so với năm 2013 là 1.43%.
     So với các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, tỉnh Tuyên Quang có số lượng phật tử quy y nhiều nhất (năm 2015 có số lượng quy y là 982 phật tử). Sau Tuyên Quang là tỉnh Cao Bằng, năm 2015 có số lượng quy y là 976 phật tử. Tiếp đến là Yên Bái và sau cùng là Hà Giang.
     Các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái thường xuyên tổ chức quy y cho phật tử từ một đến hai lần trong một năm.
     Thực trạng về trình độ học vấn của phật tử
    Phật giáo phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng phật tử, điều này cũng phần nhiều ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của phật tử tại các tỉnh.
    Bước đầu khảo sát về trình độ học vấn của phật tử ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, chúng tôi đã lập phiếu hỏi phỏng vấn phật tử tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang. Mỗi tỉnh chúng tôi khảo sát 300 phật tử, trong đó có 215 nữ phật tử và 85 nam phật tử, độ tuổi từ 25 – 85. Kết quả thu được như sau:

     Bảng 3.2. Trình độ học vấn của phật tử tại bốn tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang
 
 
Địa điểm khảo sát Số lượng khảo sát Trình độ học vấn của phật tử  
Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học
Cao Bằng n = 300 5
(1.7%)
53
(17.7%)
91
(30.33%)
62
(20.66%)
43
(14.33%)
41
(13.66%)
5
(1.66%)
Hà Giang n = 300 9
(3%)
52
(17.33%)
92
(30.66%)
58
(19.33%)
53
(17.66%)
32
(10.66%)
4
(1.33%)
Yên Bái n = 300 6
(2%)
41
(13.66%)
93
(31%)
60
(20%)
52
(17.33%)
42
(14%)
6
(2%)
Tuyên Quang n = 300 3
(1%)
36
(12%)
86
(28.66%)
51
(17%)
63
(21%)
53
(17.66%)
8
(2.66%)
Tổng 23
(1.91%)
182
(15.16%)
362
(30.16%)
231
(19.15%)
211
(17.58%)
168
(14%)
23
1.91%
Max 3% 17.33% 31% 20.66% 21% 17.66% 2.66%
min 1% 12% 28.66% 17% 14.33% 10.66% 1.33%
                   

Về trình độ học vấn, qua khảo sát ngẫu nhiên cho thấy trình độ học vấn của phật tử các tỉnh này vẫn còn thấp.
Qua kết quả khảo sát trình độ học vấn của phật tử ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang cho thấy số lượng phật tử không biết chữ chiếm 1.91%; số lượng phật tử có trình độ tiểu học chiếm 15.16%; số lượng phật tử có trình độ trung học cơ sở chiếm 30.16%; số lượng phật tử có trình độ trung học phổ thông chiếm 19.15%; số lượng phật tử có trình độ trung cấp chiếm 17.58%; số lượng phật tử có trình độ cao đẳng chiếm 14%; số lượng phật tử có trình độ đại học chiếm 1.91%. Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy trình độ học vấn của phật tử ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang nhìn chung còn thấp.
      Cụ thể là:
     Số phật tử không biết chữ, chiếm nhiều nhất là 3% thuộc tỉnh Hà Giang. Tuyên Quang có số lượng phật tử không biết chữ là thấp nhất (chiếm 1%).
    Số lượng Phật tử có trình độ tiểu học, chiếm nhiều nhất là 17.33% thuộc tỉnh Hà Giang và chiếm nhỏ nhất 12% thuộc tỉnh Tuyên Quang.
    Số lượng phật tử có trình độ Trung học cơ sở, chiếm số lượng đông nhất thuộc tỉnh Yên Bái (31%); chiếm số lượng nhỏ nhất thuộc tỉnh Tuyên Quang (chiếm 28.66%).
    Số lượng phật tử có trình độ trung học phổ thông, chiếm số lượng đông nhất là 20.66% thuộc tỉnh Cao Bằng; chiếm số lượng ít nhất là 17% thuộc tỉnh Tuyên Quang.
   Số lượng phật tử có trình độ trung cấp, chiếm số lượng nhiều nhất thuộc về tỉnh Tuyên Quang (21%); chiếm số lượng ít nhất thuộc về tỉnh Cao Bằng (14.33%)
    Số lượng phật tử có trình độ cao đẳng, tỉnh Tuyên Quang có số lượng phật tử có trình độ cao đẳng là 17.66%, lớn hơn so với ba tỉnh còn lại. Tỉnh Hà Giang có số lượng phật tử có trình độ cao đẳng chiếm 10.66% (ít nhất so với ba tỉnh còn lại).
    Số lượng phật tử có trình độ đai học, tỉnh Tuyên Quang có số lượng phật tử có trình độ đại học là lớn nhất (chiếm 2.66%), tỉnh Hà giang có số lượng phật tử có trình độ đại học chiếm 1.33% (thấp nhất so với các tỉnh được chúng tôi khảo sát).
     Thực trạng về nguyên nhân đưa đồng bào đến với Phật giáo
     Để tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đồng bào đến với Phật giáo ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, bước đầu chúng tôi khảo sát để xác định các nguyên nhân phổ biến, sau khi xác định được các nguyên nhân phổ biến, chúng tôi lập phiếu khảo sát tìm hiểu vấn đề trên với 1.200 phật tử ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang. Mỗi tỉnh chúng tôi khảo sát 300 phật tử, trong đó có 215 nữ phật tử và 85 nam phật tử, độ tuổi từ 25 – 85. Kết quả thu được như sau:

      Bảng 3.3. Các nguyên nhân theo Phật giáo của phật tử ở các tỉnh vùng núi phía Bắc
 
 
Các nguyên nhân Cao Bằng
(n = 300)
Hà Giang
(n = 300)
Yên Bái
(n = 300)
Tuyên Quang
(n = 300)
Tổng số lần lựa chọn
Số lựa chọn % Số lựa chọn  (%) Số lựa chọn  (%) Số lựa chọn  (%)
1 32 10.66% 57 19% 55 18.33% 32 10.66% 176 14.66%
2 217 72.33% 225 75% 273 91% 283 94.33% 998 83.16%
3 255 85% 211 70.33% 267 89% 257 85.66% 990 82.5%
4 179 59.66% 136 45.33% 182 60.66% 112 37.33% 609 50.75%
5 22 7.33% 12 4% 15 5% 25 8.33% 74 6.16%
6 98 32.66% 121 40.33% 121 40.33% 117 39% 457 38.08%


Chú thích: 1: Theo Phật giáo để mong cuộc sống bớt đi khó khăn, bất hạnh nên theo; 2: Do ngưỡng mộ giáo lý Phật giáo; 3: Mong cầu phúc đức cho con cháu; 4: Do bạn bè khuyên nhủ; 5: Do truyền thống gia đình; 6: các lý do khác
Phật tử đến với Phật giáo bởi rất nhiều mục đích khác nhau.

      Kết quả khảo sát vấn đề trên với 1.200 phật tử ở bốn tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam đã cho thấy:

     Nguyên nhân thứ nhất: Theo Phật giáo để mong cuộc sống bớt đi khó khăn, bất hạnh nên theo, có tổng số 176 lượt lựa chọn, chiếm trung bình 14.66%; trong đó, Cao Bằng có 10.66% lượt lựa chọn; Hà Giang có 19% lượt lựa chọn; Yên Bái có 18.33% lượt lựa chọn và Tuyên Quang có 10.66% lượt lựa chọn.
      Nguyên nhân thứ hai: Do ngưỡng mộ giáo lý Phật giáo, có tổng số 998 lượt lựa chọn (chiếm trung bình 83.16%); trong đó, tại Cao Bằng có số lượt lựa chọn là 72.33%; Hà Giang có số lượt lựa chọn là 75%; Yên Bái có số lượt lựa chọn là 91%; Tuyên Quang có số lượt lựa chọn là 94.33%. Đây là nguyên nhân có số lượt lựa chọn nhiều nhất (chiếm 83.16%).
     Nguyên nhân thứ ba: Mong cầu phúc đức cho con cháu, có tổng số lượt lựa chọn là 990, chiếm trung bình 82.5%; trong đó, tại Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 85%; tại Hà Giang có số lựa chọn chiếm 70.33%; tại Yên Bái có số lựa chọn chiếm 89%; tại Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 85.66%. Đây cũng là nguyên nhân có số lượt lựa chọn nhiều so với các nguyên nhân khác. Ở nguyên nhân thứ ba, tỉnh Yên Bái có số lựa chọn nhiều nhất so với các tỉnh khác, sau đó đến Tuyên Quang, tiếp theo là Cao Bằng, Hà Giang có số lựa chọn ít nhất so với các tỉnh.
      Nguyên nhân thứ tư: Do bạn bè khuyên nhủ, có tổng số lựa chọn là 609, chiếm trung bình 50.75%, trong đó, tại tỉnh Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 59.66%; tại Hà Giang có số lựa chọn chiếm 45.33%; tại Yên Bái có số lựa chọn chiếm 60.66%; tại tỉnh Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 37.33%. Ở nguyên nhân thứ tư, Yên Bái có số lựa chọn lớn nhất so với các tỉnh, sau đó đến Cao Bằng, tiếp theo là Hà Gang và Tuyên Quang có số lựa chọn nhỏ nhất so với các tỉnh.
     Nguyên nhân thứ năm: Do truyền thống gia đình, có tổng số lựa chọn là 74, chiếm trung bình 6.16%, trong đó, tại Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 7.33%; Hà Giang có số lựa chọn chiếm 4%; Yên Bái có số lựa chọn là 5%; Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 8.33%. Đây là nguyên nhân có số lựa chọn nhỏ nhất so với các nguyên nhân khác.
     Nguyên nhân thứ sáu: các lý do khác, có tổng số lượt lựa chọn là 457, chiếm  trung bình là 38.08%, trong đó, tại Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 32.66%; Hà Giang có số lựa chọn chiếm 40.33%; Yên Bái có số lựa chọn chiếm 40.33%; Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 39%.
      Thực trạng về mục đích theo Phật giáo của các phật tử các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang
      Trước khi chính thức khảo sát tìm hiểu mục đích của các phật tử khi đến với Phật giáo, chúng tôi đã khảo sát chung để xác định và lựa chọn các mục đích phổ biến. Sau khi xác định được các mục đích phổ biến ở phật tử, chúng tôi lập phiếu điều tra tìm hiểu vấn đề này với 1.200 phật tử. Mỗi tỉnh chúng tôi khảo sát 300 phật tử, trong đó có 215 nữ phật tử và 85 nam phật tử, độ tuổi từ 25 – 85. Kết quả thu được như sau:

       Bảng 3.4.  Mục đích theo đạo Phật của phật tử  ở các tỉnh vùng núi phía Bắc
 
 
Các mục đích Cao Bằng
(n = 300)
Hà Giang
(n = 300)
Yên Bái
(n = 300)
Tuyên Quang
(n = 300)
Tổng số lần lựa
chọn
Số lựa chọn % Số lựa chọn  (%) Số lựa chọn  (%) Số lựa chọn  (%)
1 127 42.33 157 52.33 177 59 186 62 647 53.91%
2 278 92.66 216 72 255 85 263 87.66 1012 84.33%
3 273 91 257 85.66 268 89.33 259 86.33 1057 88.08%
4 211 70.33 163 54.33 217 72.33 213 71 804 67%
5 253 84.44 211 70.33 214 71.33 217 72.33 895 74.58%
6 112 37.33 167 55.66 178 59.33 179 59.66 636 53%
7 58 19.33 65 21.66 73 24.33 77 25.66 273 22.75%

Chú thích: 1: Thành người giác ngộ; 2: Được vãng sinh an lạc; 3: Để được may mắn và hạnh phúc; 4: Để cầu tài, cầu lộc; 5: Để hoàn thiện đạo đức bản thân; 6: Để tránh nghiệp báo; 7: các mục đích khác...
Bảng 3.4 ở trên là kết quả khảo sát tìm hiểu về mục đích đến với Phật giáo của các phật tử ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái và Tuyên Quang. Trong thực tiễn, mục đích đến với Phật giáo của phật tử vô cùng đa dạng. Trên đây là những mục đích phổ biến được chúng tôi trưng cầu lựa chọn để khảo sát với 1.200 phật tử.

       Kết quả đã cho thấy:

      Mục đích thứ nhất: Thành người giác ngộ, có tổng số lựa chọn là 647, chiếm trung bình 53.91%. Ở Cao Bằng, có số lựa chọn chiếm 42.33%; ở Hà Giang có số lựa chọn chiếm 52.33%; ở Yên Bái có số lựa chọn chiếm 59%; ở Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 62%.
      Mục đích thứ hai: Được vãng sinh an lạc, có tổng số lựa chọn là 1.012, chiếm trung bình 84.33%. Ở Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 92.66%; ở Hà Giang có số lựa chọn chiếm 72%; ở Yên Bái có số lựa chọn chiếm 85% và ở Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 87.66%.
     Mục đích thứ ba: Để được may mắn và hạnh phúc, có tổng số lựa chọn là 1.057, chiếm trung bình 88.08%. Ở Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 91%; ở Hà Giang có số lựa chọn chiếm 85.66%; ở Yên Bái có số lựa chọn chiếm 89.33%; ở Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 71%.
     Mục đích thứ tư: Để cầu tài, cầu lộc, có tổng số lựa chọn là 804, chiếm trung bình 67%. Ở Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 70.33%; ở Hà Giang có số lựa chọn chiếm 54.33%; ở Yên Bái có số lựa chọn chiếm 72.33%; ở Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 71%.
    Mục đích thứ năm: Để hoàn thiện đạo đức bản thân, có tổng số lựa chọn là 895, chiếm trung bình 74.58%. Ở Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 84.44%; ở Hà Giang có số lựa chọn chiếm 70.33%; ở Yên Bái có số lựa chọn chiếm 71.33%; ở Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 72.33%.
     Mục đích thứ sáu: Để tránh nghiệp báo, có tổng số lượt lựa chọn là 636, chiếm trung bình 53%. Ở Cao Bằng có số lựa chọn chiếm 37.33%; ở Hà Giang có số lựa chọn chiếm 55.66%; ở Yên Bái có số lựa chọn chiếm 59.33%; ở Tuyên Quang có số lựa chọn chiếm 59.66%.
     Mục đích theo Phật giáo của phật tử đến với đạo Phật  ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang đa phần là đúng đắn theo giáo lý Phật. Trong đó, mục đích thứ ba Để may mắn và hạnh phúc là mục đích của đại đa số phật tử (có số lựa chọn lớn nhất (1.057, chiếm trung bình 88.08%).
     Hiện nay, chùa vẫn là trung tâm diễn ra các hoạt động của Phật giáo và có quan hệ mật thiết đối với đời sống tâm linh của các phật tử. Chỉ có 27,3% số người được hỏi có ban thờ Phật tại gia. Trong khi đó, số có tụng kinh hàng ngày là 51,9% và thỉnh thoảng tụng kinh là 41,6% với kinh được tụng nhiều nhất là kinh A Di Đà (93,7%). Số phật tử thường xuyên đi lễ chùa vào ngày Rằm và mùng Một chiếm tỷ lệ không cao.
      Phật tử chủ yếu tham gia các sinh hoạt Phật giáo tại chùa (94,4%) ngoài ra ở các địa điểm khác do tăng ni tổ chức và tại gia đình (37,0% và 37,3%). Việc tham gia sinh hoạt Phật giáo giúp phật tử nâng cao đạo đức bản thân và tăng thêm vốn kiến thức xã hội.
      59,9% số người được hỏi nhận được sự giúp đỡ của nhà chùa. Hình thức giúp đỡ tinh thần là chủ đạo (77,7% nhận được sự thăm hỏi, tư vấn) hình thức giúp đỡ vật chất không nhiều chỉ có 28,0%. Tỷ lệ có được sự giúp đỡ về việc làm và đào tạo nghề rất thấp chỉ có 2,6% và 2,1%.
      Các tăng ni cũng là người được tin cậy của các phật tử mỗi khi có việc khó khăn. 64% thường xin lời khuyên từ các tăng ni khi gặp khó khăn trong khi đó tỷ lệ xin lời khuyên từ già làng, trưởng thôn chỉ có 35,7%.

2. Thực trạng việc sinh hoạt Phật giáo của đồng bào các dân tộc ở vùng núi phía Bắc

       Phần lớn các gia đình người Nùng có ban thờ Phật và được cúng đồ chay vào các dịp lễ Tết. Tín ngưỡng thờ Phật Bà Quan Âm, còn được dân gian gọi là Mẻ Va/Mẻ Nàng – là vị thần cai quản sự sinh nở và sinh trưởng của con người.
        Phần lớn ở các gia đình người Tày làm Then đều có ban thờ Phật – thờ Then (Then - Thiên - Trời). Đạo Phật được các thầy cúng người Tày, Nùng vận dụng tư tưởng “cứu nhân độ thế’’ vào mục đích hành nghề mang tính thực hành là chính. Các thầy cúng đều tự nhận mình là đệ tử của Phật, nhưng cách thức hành nghề của họ mang đậm dấu ấn phù lục bùa chú của Đạo giáo. Bên cạnh đó, quan niệm về Thập điện Diêm Vương, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu cùng vô số các vị thần gia đình, thần địa phương của người Kinh và các tộc người thiểu số vùng núi phía Bắc là sự pha trộn Phật giáo với Đạo giáo rất rõ rệt. Qua việc thờ cúng trên, ta thấy đây là tín ngưỡng Tam giáo của đồng bào các dân tộc. Từ  đó “Các chùa  thiếu vắng các sư trụ trì, phục vụ tín ngưỡng cho bà con phật tử và thiện tín địa phương” [133, tr.92].
        Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thấy trách nhiệm và chú trọng hơn  trong công tác hoằng pháp đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc: Kể từ năm 1981 mặc dù Phật giáo đã chấn hưng trở lại nhanh chóng nhưng đối tượng hoằng pháp là đồng bào dân tộc ít người vùng núi vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Do đó việc đẩy mạnh hoạt động hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại vùng đồng bào dân tộc ít người vùng núi phía Bắc là yêu cầu cần thiết đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
       Liên quan đến các yếu tố được coi là ảnh hưởng mật thiết đến sinh hoạt Phật giáo của người dân vùng núi phía Bắc Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề sức khoẻ, hạnh phúc và công bằng xã hội (lần lượt là 98.4%, 98.1% và 94.7%). Bên cạnh vấn đề cốt yếu của cá nhân (hạnh phúc và sức khỏe) thì vấn đề cốt yếu nhất của xã hội là vấn đề bình đẳng, công bằng được các phật tử đề cao.           

3. Thực trạng cơ sở thờ tự và việc trùng tu, tôn tạo chùa cảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc

          Trong 12 tỉnh vùng núi phía Bắc hiện có hai tỉnh chưa có cơ sở thờ tự của Phật giáo đó là Lai Châu và Sơn La, còn lại mười tỉnh có 188 cơ sở thờ tự  (~ 1,2 % số cơ sở thờ tự Phật giáo trong cả nước, trong đó Cao Bằng có 8 cơ sở thờ tự, Bắc Kạn có 1 cơ sở thờ tự, Lào Cai có 4 cơ sở thờ tự, Lạng Sơn có 8 cơ sở thờ tự, Phú Thọ có 81 cơ sở thờ tự, Thái Nguyên có 25 cơ sở thờ tự, Tuyên Quang có 30 cơ sở thờ tự, Yên Bái có 19 cơ sở thờ tự, Hà Giang có 10 cơ sở thờ tự, Điện Biên có 2 cơ sở thờ tự. Điều đó cho thấy số lượng cơ sở thờ tự của Phật giáo ở khu vực này là rất ít so với các địa phương khác trong cả nước, song cũng không đủ sư trụ trì, như Cao Bằng có 6/8 cơ sở thờ tự chưa có sư trụ trì; Hà Giang có 7/10 cơ sở thờ tự chưa có sư trụ trì; Lào Cai có 2/4 cơ sở thờ tự chưa có sư trụ trì; Tuyên Quang có 22/30 cơ sở thờ tự chưa có sư trụ trì...
        Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá Việt Nam. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã quyên góp, công đức tiền của để khôi phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất tịnh xá, niệm phật đường, đúc chuông, đắp tượng, dựng tháp… Ngoài ý nghĩa tâm linh, nhiều ngôi chùa đã trở thành những danh thắng nổi tiếng để du khách đến thăm quan chiêm ngưỡng và thưởng lãm. Những giá trị văn hóa Phật giáo không chỉ tồn tại trong tư tưởng, mà còn đang hiện diện trong cuộc sống của con người, làm cho con người và xã hội tốt đẹp hơn.
      Tuy nhiên, các di tích Phật giáo cổ ở vùng núi phía Bắc hầu hết đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, thậm chí chỉ còn là phế tích như chùa Hắc Y, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; chùa Vạt Hồng (chùa Chiền Viện), xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La,.v.v... Trong khi đó, điều kiện kinh tế của địa phương, các nguồn lực công đức xây dựng, tu bổ chùa chiền hầu như không có; trong khi kinh phí xây dựng, tu bổ vượt quá khả năng thực hiện của địa phương. Thông thường do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên kinh phí xây dựng ở vùng này thường đội lên cao gấp từ 2 đến 3 lần kinh phí xây dựng ở vùng đồng bằng do bị đội giá về vận chuyển và nhân lực xây dựng.
      Từ thực tế trên, việc tu bổ tôn tạo, xây dựng cơ sở thờ tự của Phật giáo vùng núi phía Bắc là rất khó khăn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây các Sư trụ trì một số chùa đã hết sức cố gắng tu bổ tôn tạo xây dựng lại các ngôi chùa đã bị hư hỏng hoặc xây mới hoàn toàn như chùa Long Động, chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, chùa Tân Thanh ở Lạng Sơn, chùa Bạch Hạc ở Phú Thọ, chùa Ngọc Am ở Yên Bái, chùa Phật Quang ở Hòa Bình, chùa Trúc Lâm Bản Giốc, chùa Trúc Lâm Tà Lùng ở Cao Bằng…Nhưng số chùa bị phế tích còn rất nhiều chưa có khả năng kinh phí để đầu tư xây dựng lại.
      Việc đầu tư xây dựng, tu bổ tôn tạo các cơ sở thờ tự, trước hết là các di tích lịch sử văn hóa cần được ưu tiên trước và cũng phải có kế hoạch lâu dài mới đáp ứng được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của bà con các dân tộc vùng núi phía Bắc hiện nay.
       Những năm qua, tổ chức Phật giáo ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta từng bước được hoàn thiện trên các phương diện khác nhau như cơ cấu tổ chức, các mặt hoạt động phật sự, các hoạt động xã hội, v.v... Cụ thể, Ban Trị sự các tỉnh vùng núi phía Bắc đã tích cực trong việc trùng tu, xây dựng chùa cảnh. Chẳng hạn, trong những năm qua Hà Giang đã xây dựng được một số ngôi chùa như chùa Hộ Quốc (trên núi Cấm), Chùa Quán Thế Âm (đang xây dựng); Cao Bằng đã xây dựng được chùa Trúc Lâm Bản Giốc, chùa Trúc Lâm Tà Lùng; Lạng Sơn đã xây dựng chùa Tân Thanh. Các tỉnh khác cũng đang xúc tiến để xây dựng thêm các ngôi chùa để có nơi sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ phật tử.
       Ngoài ra, trong điều kiện còn thiếu nhân sự, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh cũng đã rất cố gắng thỉnh các sư về hướng dẫn tu tập cho bà con phật tử, tổ chức các ngày lễ trọng của Phật giáo, góp phần thỏa mãn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đang ngày một gia tăng. Công tác hoằng pháp trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã được tổ chức Phật giáo các tỉnh chú ý, song kết quả vẫn còn khiêm tốn. Trong dịp ra mắt Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên có hơn 500 người đã được làm lễ quy y Tam bảo, trong số này có cả đồng bào các dân tộc thiểu số.
      Ngoài ra, một trong những thành tựu đáng ghi nhận của tổ chức Phật giáo tại các tỉnh vùng núi phía Bắc là hoạt động từ thiện xã hội. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh vùng núi phía Bắc đã quyên góp làm từ thiện hàng trăm tỷ đồng, tặng hàng nghìn phần quà, hàng trăm tấn gạo, v.v... cho đồng bào các dân tộc thiểu số khi thiên tai, lũ lụt, v.v... Các hoạt động từ thiện, y tế, giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc những người có hoản cảnh khó khăn, những người tật nguyền, góp phần vào sự ổn định và phát triển xã hội.


Tài liệu tham khảo

1. Léopold Cadière (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Nxb.Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
2. Ngô Văn Doanh (1999), Đôi nét về bức tranh tôn giáo khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2.
3. Thích Thiện Duyên (2011), Nhu cầu và giải pháp truyền bá Phật pháp đến tận vùng sâu, vùng xa, Kỷ yếu hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội.
4. Lê Văn Đính, Gia đình phật tử và vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ, Thư viện Quốc gia Hà Nội
5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 -2011), Nxb.Tôn giáo, Hà Nội.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay872
  • Tháng hiện tại23,343
  • Tổng lượt truy cập1,157,751
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây